02/06/2025 15:38 GMT+7

Các nước đua nhau thu hút nhân tài rời Mỹ

Liên minh châu Âu (EU), Canada, Nhật Bản, Hong Kong tích cực cạnh tranh để thu hút những nhân tài rời nước Mỹ, do chính sách siết chặt từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.

nước Mỹ - Ảnh 1.

Các sinh viên tại lễ tốt nghiệp hôm 29-5 của Đại học Harvard - Ảnh: AFP

Theo Đài CNN, Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố kế hoạch đầu tư 500 triệu euro (gần 571 triệu USD) trong vòng ba năm nhằm biến châu Âu thành trung tâm nghiên cứu toàn cầu.

Một trường đại học ở Marseille, Pháp đã phát động chiến dịch thu hút một số nhà nghiên cứu Mỹ đang chịu sức ép từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Tại Canada, Viện Nghiên cứu y tế quốc gia đã dành 30 triệu USD để thu hút khoảng 100 nhà khoa học quốc tế, trong đó có nhiều người đang làm việc tại Mỹ.

Úc cũng đã triển khai chương trình tuyển dụng nhân tài mới nhằm khuyến khích các nhà nghiên cứu gốc Úc đang làm việc ở Mỹ trở về nước.

Bà Anna Maria Arabia, giám đốc Viện hàn lâm Khoa học Úc, mô tả các nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Úc là “những cá nhân được đào tạo bài bản và đầy tài năng, có thể đóng góp đáng kể cho khoa học”.

Tại châu Á, Nhật Bản và Hong Kong đã tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận các sinh viên quốc tế bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm Đại học Harvard tuyển sinh sinh viên quốc tế do chính quyền Tổng thống Trump áp lên gần đây.

Theo Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc), hiện tượng nhiều quốc gia "tranh giành" nhân tài từ Mỹ là minh chứng cho sức hút toàn cầu với giới nghiên cứu tại “xứ cờ hoa”.

Mỹ vẫn là quốc gia chi tiêu lớn cho nghiên cứu và phát triển (R&D), với tổng mức đầu tư đạt 900 tỉ USD vào năm 2023, bao gồm cả khu vực tư nhân và chính phủ.

Tính đến nay, Mỹ đã dành hơn 400 giải Nobel ở nhiều lĩnh vực, trong đó khoảng 1/3 do các nhà khoa học nhập cư đóng góp.

Tuy nhiên thời gian qua chính quyền Tổng thống Donald Trump liên tục gây áp lực với các trường đại học, đặc biệt là Đại học Harvard - một trong những cơ sở giáo dục danh tiếng nhất nước Mỹ.

Ông Trump từng dọa cắt hàng tỉ USD tài trợ liên bang, đồng thời cáo buộc trường này có thái độ thiên kiến chính trị và "bài Do Thái".

Các chuyên gia cảnh báo những chính sách này có thể khiến nước Mỹ mất đi thế hệ các nhà nghiên cứu trẻ và tài năng.

“Mỹ đang mất đi những nhà nghiên cứu trẻ, năng suất và có năng lực cao”, ông Kenneth Wong, giáo sư về chính sách giáo dục tại Đại học Brown (Mỹ), nhận định.

Chính quyền Trump rà soát kỹ mọi hồ sơ xin visa liên quan Đại học Harvard

Theo Hãng tin Reuters, Mỹ sẽ kiểm tra bổ sung với những người xin visa muốn đến Đại học Harvard vì bất kỳ mục đích nào, cho thấy chính quyền ông Trump đang quyết mở rộng cuộc đối đầu với ngôi trường danh tiếng này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump muốn duy trì hiệp ước vũ khí hạt nhân cuối cùng với Nga

Lần đầu tiên kể từ khi trở lại Nhà Trắng, ông Trump công khai bày tỏ mong muốn gia hạn Hiệp ước hạt nhân New START với Nga.

Ông Trump muốn duy trì hiệp ước vũ khí hạt nhân cuối cùng với Nga

Tin tức thế giới 26-7: Campuchia kêu gọi ngừng bắn lập tức với Thái Lan; Mỹ - Trung đối đầu ở LHQ

Tại Liên hợp quốc, Campuchia kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức với Thái Lan; Nhà Trắng yêu cầu Harvard và nhiều đại học Mỹ nộp phạt.

Tin tức thế giới 26-7: Campuchia kêu gọi ngừng bắn lập tức với Thái Lan; Mỹ - Trung đối đầu ở LHQ

Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa Việt Nam đầu tiên trên quảng trường Đỏ

Đây là lần đầu tiên một Lễ hội Văn hóa Việt Nam diễn ra trên quảng trường Đỏ - trái tim của nước Nga - và sẽ kéo dài suốt 10 ngày, đến hết ngày 3-8.

Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa Việt Nam đầu tiên trên quảng trường Đỏ

Thái Lan thừa nhận sử dụng bom chùm, khẳng định chỉ nhằm vào mục tiêu quân sự

Giữa lúc giao tranh biên giới với Campuchia chưa hạ nhiệt, Thái Lan thừa nhận việc sử dụng bom chùm, khẳng định không vi phạm luật quốc tế.

Thái Lan thừa nhận sử dụng bom chùm, khẳng định chỉ nhằm vào mục tiêu quân sự

Thái Lan sẽ xem xét lệnh ngừng bắn với Campuchia nhưng phải 'dựa trên điều kiện thực địa'

Thái Lan đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Malaysia về lệnh ngừng bắn giữa lực lượng Thái Lan và Campuchia, nhưng cho hay phải dựa trên các điều kiện thực địa phù hợp.

Thái Lan sẽ xem xét lệnh ngừng bắn với Campuchia nhưng phải 'dựa trên điều kiện thực địa'

Điện Kremlin nói về khả năng diễn ra cuộc gặp Putin - Zelensky trong tháng 8

Điện Kremlin cho biết thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky chỉ có thể diễn ra như bước cuối cùng để ký kết một thỏa thuận hòa bình.

Điện Kremlin nói về khả năng diễn ra cuộc gặp Putin - Zelensky trong tháng 8
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar