21/06/2018 16:11 GMT+7

Các nước bảo vệ Hội đồng nhân quyền LHQ sau khi Mỹ rút

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Các nhà ngoại giao trên toàn thế giới đã lên tiếng bảo vệ Hội đồng Nhân quyền LHQ sau khi Mỹ tuyên bố rút và còn bêu riếu nó với tên gọi “hầm chứa phân” bài Israel.

Các nước bảo vệ Hội đồng nhân quyền LHQ sau khi Mỹ rút - Ảnh 1.

Những chiếc ghế của phái đoàn Mỹ bị bỏ trống vào một ngày sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ tại LHQ ở Geneva, Thụy Sĩ - Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin AFP, đại sứ Slovenia, ông Vojislav Suc, hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên tại Hội đồng, cũng là người thời gian qua đã rất nỗ lực thúc đẩy tiến trình cải cách còn nhiều ngập ngừng của cơ quan này, mô tả Hội đồng Nhân quyền LHQ là nơi tốt nhất để khởi phát một hành động cụ thể trong những cuộc khủng hoảng nhân quyền nghiêm trọng.

Phát biểu trong phiên họp thứ 38 của hội đồng, nhiều giờ sau khi Washington tuyên bố rút khỏi tổ chức này, ông Vojislav Suc nói: "Hãy để tôi nói rất rõ điều này, nếu các vấn đề nhân quyền không được thảo luận tại đây, ở ngay tại căn phòng này, chúng sẽ có rất ít cơ hội được giải quyết nó một cách trọn vẹn ở bất cứ nơi nào khác".

Ông Suc cũng nói thêm hội đồng gồm 47 thành viên này là "cơ quan liên chính phủ duy nhất phản ứng với các vấn đề và các tình huống liên quan tới nhân quyền trên toàn thế giới".

Sau khi nhận được thông báo chính thức về việc Mỹ rút, ông Suc cho biết ông sẽ thu xếp việc cho mang đi chiếc ghế dành cho đại diện Mỹ và sẽ làm việc với Đại hội đồng LHQ để bầu ra một thành viên thay thế.

Trung Quốc, quốc gia từng nhiều lần lên tiếng ủng hộ các tổ chức đa phương bị Tổng thống Mỹ Donald Trump tẩy chay, đã ca ngợi Hội đồng nhân quyền LHQ là "một tổ chức lớn… để cổ vũ việc thừa nhận các quyền của con người".

Ông Yu Jianhua, đại sứ Trung Quốc tại LHQ nói: "Tất cả các phái đoàn ngoại giao đều gắn tầm quan trọng lớn lao đó cho tổ chức này".

Trong khi đó đại diện EU khẳng định liên minh này sẽ "vẫn luôn cam kết gắn bó trung thành và tin cậy với Hội đồng Nhân quyền LHQ", đồng thời cho biết EU sẽ tiếp tục tham gia khắc phục những vấn đề tồn tại của tổ chức bất kể việc Mỹ đã rút.

Bộ ngoại giao Nga trước đó cũng đã lên án Mỹ về việc luôn có quan điểm chỉ trích, bêu riếu và rẻ rúng LHQ.

Ngày 20-6 Ngoại trưởng Mỹ và đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Nikki Haley, tuyên bố quyết định Mỹ rút khỏi LHQ, thực hiện cam kết bà Haley từng đưa ra tại Geneva một năm trước. Cùng với tuyên bố này, hai quan chức ngoại giao Mỹ cũng kêu gọi Hội đồng nhân quyền LHQ thay đổi, đặc biệt là những quan điểm chống lại Israel.

TTO - Ngày 19-6, Mỹ đã tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ sau khi lên án thói "đạo đức giả" của các thành viên hội đồng cũng như cáo buộc hội đồng "thiên vị chống Israel kinh niên".

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Mỹ nhân quyền LHQ

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký nhiều thỏa thuận trị giá ngàn tỉ USD tại Qatar

Ông Trump ca ngợi tình bạn lâu năm của mình với Quốc vương Qatar, nói thêm Qatar đã ký kết 'đơn đặt hàng máy bay lớn nhất trong lịch sử Boeing'.

Ông Trump ký nhiều thỏa thuận trị giá ngàn tỉ USD tại Qatar

Ukraine: Đàm phán phải bắt đầu bằng một lệnh ngừng bắn

Một lệnh ngừng bắn vô điều kiện cũng là đề xuất của Kiev và châu Âu dành cho Nga. Matxcơva phớt lờ lệnh này và đề xuất đàm phán trực tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Ukraine: Đàm phán phải bắt đầu bằng một lệnh ngừng bắn

Giáo hoàng đề xuất làm trung gian đàm phán cho hòa bình

Giáo hoàng Leo XIV khẳng định Tòa thánh sẵn sàng làm trung gian cho các nước thù địch, kêu gọi lãnh đạo các quốc gia có xung đột hãy đến gặp và đàm phán.

Giáo hoàng đề xuất làm trung gian đàm phán cho hòa bình

Singapore xây thêm nhà ga T5 sân bay Changi, tăng công suất lên 140 triệu khách

Nhà ga T5 của sân bay Changi được khởi công sau nhiều năm tạm hoãn vì COVID-19, với những thay đổi về thiết kế nhằm phù hợp với nhu cầu đi lại sau đại dịch.

Singapore xây thêm nhà ga T5 sân bay Changi, tăng công suất lên 140 triệu khách

Úp mở chuyện đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump gợi ý cho ông Putin?

Dù đang trong chuyến công du đến các quốc gia vùng Vịnh, ông Trump vẫn úp mở chuyện ông sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ cho cuộc đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine, nói rằng ông Putin sẽ muốn ông ở đó.

Úp mở chuyện đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump gợi ý cho ông Putin?

Điện Kremlin lên tiếng sau khi Pháp đưa ra ý tưởng triển khai máy bay hạt nhân ở châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, sau khi ông để ngỏ khả năng triển khai chiến đấu cơ trang bị vũ khí hạt nhân của Paris ở các nước châu Âu khác.

Điện Kremlin lên tiếng sau khi Pháp đưa ra ý tưởng triển khai máy bay hạt nhân ở châu Âu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar