16/10/2019 10:46 GMT+7

Các nước ASEAN quan ngại về tình hình Biển Đông

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc về Thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18 diễn ra tại Đà Lạt vào ngày 15-10.

Các nước ASEAN quan ngại về tình hình Biển Đông - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng (giữa), trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, tại cuộc họp SOM-DOC lần thứ 18 giữa ASEAN và Trung Quốc ở Đà Lạt ngày 15-10 - Ảnh: D.LINH

DOC được ASEAN và Trung Quốc ký kết năm 2002, là một văn bản có mục đích nhằm thúc đẩy môi trường hòa bình, ổn định và hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông, tạo điều kiện cho việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực này một cách hòa bình và lâu dài.

Cuộc họp SOM-DOC lần thứ 18 diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang có những hành vi đe dọa hòa bình khu vực bằng cách điều nhóm tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 liên tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 7 đến nay.

Việt Nam chỉ trích đích danh Trung Quốc

Cuộc họp SOM-DOC tại Đà Lạt ngày 15-10 đã được dời lại 1 giờ so với dự định. Nguyên nhân là do cuộc họp trước đó của Nhóm công tác chung ASEAN - Trung Quốc về thực hiện DOC kéo dài hơn kế hoạch. 

Đây là các hội nghị giữa ASEAN với Trung Quốc nhằm kiểm điểm tình hình Biển Đông, thực hiện DOC và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Theo thông tin từ phái đoàn Việt Nam, tại cuộc họp, trước sự chứng kiến của 9 nước ASEAN còn lại và Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình và ổn định khu vực. 

Dù không giữ vai trò chủ tọa, phát biểu tại hội nghị, đoàn Việt Nam đã làm rõ về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, đặc biệt là quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đang bị vi phạm nghiêm trọng.

Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã nêu bật lập trường, quan điểm chính đáng của Việt Nam dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Trưởng đoàn SOM Việt Nam nhấn mạnh hành vi vi phạm của Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình và an ninh ở khu vực, không tạo bối cảnh thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC.

Đoàn Việt Nam cũng nhấn mạnh tình hình hiện nay càng cho thấy tính cấp thiết của việc cần phải có bộ quy tắc ứng xử hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, giúp ngăn ngừa các vụ việc tương tự trong tương lai.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, các quan ngại của phía Việt Nam đã nhận được sự chia sẻ từ các thành viên ASEAN trong các hội nghị, đặc biệt là những vụ việc đang diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các nước bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng hiện nay nếu tiếp tục kéo dài sẽ rất nguy hiểm, gia tăng nguy cơ va chạm và tính toán sai lầm, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

Trên cơ sở đó, các nước ASEAN nhấn mạnh cần giữ vững nguyên tắc tự kiềm chế, không quân sự hóa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, gia tăng căng thẳng, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Cần xây dựng lòng tin

Trong phần phát biểu khai mạc với tư cách là đồng chủ tọa SOM-DOC 18, ông Hồng Lượng - đại diện đoàn Trung Quốc - phát biểu rất ngoại giao rằng các cuộc họp lần này rất quan trọng, là sự chuẩn bị cho cuộc gặp của các nhà lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao Đông Á chuẩn bị diễn ra vào đầu tháng sau tại Thái Lan.

Trong phát biểu này, ông Lượng tranh thủ khoe vai trò của mình trong các cuộc đàm phán cho ra hướng dẫn thực thi DOC, vốn đã kết thúc vào năm 2011 và bày tỏ hi vọng đàm phán COC sẽ kết thúc trong thời gian sớm nhất có thể. "Tôi hi vọng tất cả chúng ta sẽ kết lại một năm với nhiều điều tích cực và mở ra một trang mới vào năm sau" - ông Hồng Lượng nói.

Theo thông tin từ phái đoàn Việt Nam, kết thúc Hội nghị SOM-DOC lần thứ 18, đại diện 10 nước ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí cần tiếp tục nỗ lực bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC, trong đó cần ưu tiên triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin, hợp tác xử lý những thách thức chung như bảo vệ môi trường biển, đối xử nhân đạo với ngư dân.

Về đàm phán COC, các bên hoan nghênh những tiến bộ gần đây, khẳng định cần gia tăng nỗ lực để xây dựng một bộ quy tắc thực sự hiệu quả, thực chất, có thể ngăn ngừa xảy ra những vụ việc phức tạp như hiện nay. Để làm được điều này, hội nghị nhất trí cần chuẩn bị kỹ cho các vòng đàm phán tiếp theo nhằm đạt được những kết quả cụ thể, thực chất với những cách làm mới.

Khó kỳ vọng Trung Quốc đổi thái độ về DOC

Tính đến chiều tối 15-10 (giờ Việt Nam), Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn chưa ra thông cáo về kết quả cuộc họp SOM-DOC lần 18 ở Đà Lạt. Tuy nhiên, khó có thể kỳ vọng Trung Quốc thay đổi kiểu "nói một đằng, làm một nẻo".

Khi nói về DOC, các quan chức Bắc Kinh liên tục nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc trong việc đem lại hòa bình, ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng. Chẳng hạn, trong thông cáo báo chí sau cuộc họp SOM-DOC 17 tại Hàng Châu tháng 5 năm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định "tất cả các bên tham dự đều tin rằng tình hình Biển Đông đang tiến triển theo chiều hướng ngày càng tốt và ổn định hơn".

'Chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông đang bị thách thức nghiêm trọng'

TTO - TS Tạ Đình Thi, tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, ngày 14-10 đã phát biểu như vậy khi nhìn nhận những khó khăn của Việt Nam ở Biển Đông hiện nay.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Úp mở chuyện đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump gợi ý cho ông Putin?

Dù đang trong chuyến công du đến các quốc gia vùng Vịnh, ông Trump vẫn úp mở chuyện ông sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ cho cuộc đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine, nói rằng ông Putin sẽ muốn ông ở đó.

Úp mở chuyện đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump gợi ý cho ông Putin?

Điện Kremlin lên tiếng sau khi Pháp đưa ra ý tưởng triển khai máy bay hạt nhân ở châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, sau khi ông để ngỏ khả năng triển khai chiến đấu cơ trang bị vũ khí hạt nhân của Paris ở các nước châu Âu khác.

Điện Kremlin lên tiếng sau khi Pháp đưa ra ý tưởng triển khai máy bay hạt nhân ở châu Âu

Đức bắt 3 người Ukraine nghi làm gián điệp cho Nga

Công tố viên Đức xác nhận nước này bắt 3 công dân Ukraine, vì nghi ngờ có hoạt động gián điệp nước ngoài liên quan đến vận chuyển bưu kiện chứa thiết bị nổ.

Đức bắt 3 người Ukraine nghi làm gián điệp cho Nga

Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên gặp lãnh đạo Syria trong 25 năm qua

Ngày 14-5, ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong 25 năm qua gặp một nhà lãnh đạo Syria, sau khi tuyên bố sẽ dỡ bỏ trừng phạt với hy vọng mở ra con đường mới cho Syria, quốc gia bị chiến tranh tàn phá.

Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên gặp lãnh đạo Syria trong 25 năm qua

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Nhiều người dùng mạng xã hội Mỹ trong tháng 5 này lan truyền thông tin Nhật Bản đã ngừng tiêm chủng cho trẻ dưới 2 tuổi từ năm 1994, vì cho rằng điều này giúp giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ. Nhưng thông tin này là sai sự thật.

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Mỹ - Trung hạ nhiệt thuế quan: Chỉ là bình yên trước cơn bão?

Sau nhiều tuần căng thẳng leo thang, Mỹ và Trung Quốc bất ngờ đạt thỏa thuận tạm hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan. Nhưng theo giới chuyên gia, đây chỉ là sự chậm lại tạm thời của một chính sách kinh tế đầy rủi ro của ông Trump.

Mỹ - Trung hạ nhiệt thuế quan: Chỉ là bình yên trước cơn bão?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar