31/07/2024 12:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Các nhóm nhạc toàn cầu hóa có phải tương lai của K-pop?

Với tham vọng mang âm nhạc K-pop ra thế giới, các công ty giải trí lớn ở Hàn Quốc đã cho ra đời các nhóm nhạc ‘toàn cầu hóa’. Thế nhưng, liệu đây có phải là 'nước cờ' hay khi mà các nhóm nhạc thành công trước đó đều đi ngược lại với xu hướng này.

Các nhóm nhạc toàn cầu hóa có phải tương lai của K-pop?- Ảnh 1.

Blackswan - nhóm nhạc Hàn Quốc nhưng không có thành viên người Hàn nào - Ảnh: DR Music

Một nhóm nhạc được xem là “toàn cầu hóa” khi mà đa số hay toàn bộ các thành viên đều là người nước ngoài nhưng theo đuổi phong cách và chất nhạc K-pop.

Một số nhóm nhạc đã ra đời từ xu hướng quốc tế hóa này có thể kể đến như Katseye, Blackswan, XG…

Chưa có thị trường cho các nhóm nhạc “toàn cầu hóa”

Mới đây, SM Entertainment và Kakao Entertainment America đã hợp tác sản xuất chương trình mang tên “Made in Korea: The K-Pop Experience”.

Chương trình dự kiến có 6 tập, ghi hình tại “lò” đào tạo idol lớn bậc nhất Hàn Quốc - SM Entertainment, theo chân 5 chàng trai xuất sắc nhất được tuyển chọn từ khắp nước Anh, trải qua quá trình đào tạo khắc nghiệt của K-pop.

Tại nơi đây, các thực tập sinh người Anh sẽ được đào tạo trong 100 ngày với hy vọng ra mắt với tư cách là một nhóm nhạc thần tượng quốc tế.

Các nhóm nhạc toàn cầu hóa có phải tương lai của K-pop?- Ảnh 2.

SM Entertainment và Kakao Entertainment America "bắt tay" trong chương trình tìm kiếm idol K-pop toàn cầu - Ảnh: Variety

Sau khi công bố, thay vì ngạc nhiên về hình thức mới lạ của chương trình, nhiều khán giả lại bày tỏ sự thất vọng và lo ngại. “Tôi có thể cảm thấy điều này sẽ đáng xấu hổ như thế nào", "Liệu thực sự có thị trường cho điều này không?" - là những bình luận có lượt đồng tình nhiều nhất hiện tại.

Đây không phải lần đầu tiên các “ông lớn” trong ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc thể hiện mong muốn tạo ra các nhóm nhạc K-pop mang xu hướng quốc tế hóa.

HYBE - “cha đẻ” của BTS - gần đây đã cho ra mắt nhóm nhạc nữ mới mang tên Katseye. Nhóm nhạc này có sáu thành viên, trong đó chỉ có một người Hàn Quốc.

Trước đó, nhiều nhóm nhạc cũng hình thành từ xu hướng này nhưng không thu về thành tích khả quan.

Cụ thể, vào năm 2020, Blackswan (tên cũ là Rania) ra mắt với bốn thành viên ngoại quốc.

Tuy nhiên, album của nhóm chỉ bán được... 14 bản sau ngày đầu phát hành.

Xu hướng "toàn cầu hóa" đang gây ra cuộc tranh luận trong cộng đồng người hâm mộ K-pop.

Nhiều người cho rằng K-pop vốn có bản chất là Hàn Quốc, vì vậy việc tạo ra một nhóm nhạc không có thành viên người Hàn Quốc sẽ làm loãng giá trị, biến nó thành một nhóm nhạc pop, thay vì một nhóm nhạc K-pop thực sự.

Đi ngược lại với thực tế

Xét đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhóm nhạc Hàn Quốc hiện nay, khả năng một nhóm nhạc quốc tế thành công là rất thấp.

Mặc dù đã có những nhóm nhạc thành công với những người không phải người Hàn Quốc, chẳng hạn như Super Junior, EXO, Twice và BlackPink, có các thành viên nước ngoài đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản… thế nhưng việc tạo ra nhóm nhạc K-pop toàn người ngoại quốc lại là một câu chuyện khác.

Các nhóm nhạc toàn cầu hóa có phải tương lai của K-pop?- Ảnh 6.

Twice sở hữu 4 thành viên ngoại quốc vẫn nổi tiếng tại thị trường Hàn Quốc - Ảnh: JYP

Những nhóm nhạc trên đã cố gắng tạo ra sự cân bằng khi đưa một số thành viên nước ngoài vào đội hình chủ yếu là người Hàn Quốc, điều này đã được người hâm mộ đón nhận nồng nhiệt.

Những idol ngoại quốc đã trở thành “cây hút fan” vì họ trở nên đặc biệt so với mặt bằng chung của nhóm. Thậm chí họ còn trở thành cầu nối đưa làn sóng Hallyu trở về quê nhà.

Tuy nhiên, thách thức nằm ở chỗ liệu một nhóm nhạc hoàn toàn quốc tế có thể thành công và được chấp nhận trong một ngành công nghiệp vốn luôn nhấn mạnh vào “xuất thân” và “cội nguồn”.

Các nhóm nhạc toàn cầu hóa có phải tương lai của K-pop?- Ảnh 7.

BTS vẫn nổi tiếng toàn cầu dù tất cả thành viên đều là người Hàn Quốc - Ảnh: Bighit

Một điển hình cho từ “toàn cầu” hiện tại ở K-pop đó chính là BTS. Nhóm vẫn thành công vang dội tại thị trường quốc tế dù không có thành viên người ngoại quốc nào.

Thành tích của BTS cho thấy sự nổi tiếng toàn cầu của họ đến từ âm nhạc chứ không phải vì có thành viên người ngoại quốc hay không.

Thế nên, việc tạo ra một nhóm nhạc với hy vọng mang K-pop ra thế giới bằng “quốc tịch” của các thành viên liệu có cần thiết và khả thi?

K-pop được biết đến là một trong những thị trường âm nhạc khắc nghiệt nhất thế giới. Theo Koreaboo, mỗi năm có đến 100 nhóm nhạc ra mắt, nhưng có thể tồn tại chưa đến 5%.

Ra mắt chưa phải là kết thúc, các idol phải luyện tập mỗi ngày để tránh việc bị đào thải khỏi thị trường.

Việc này còn tệ hơn với các thần tượng ngoại quốc khi họ vừa phải học ngôn ngữ, văn hóa của Hàn Quốc bên cạnh việc trau dồi về kỹ năng âm nhạc.

Vì thế, để các nhóm nhạc không có người Hàn Quốc tồn tại và phát triển ở xứ sở kim chi là một bài toán khó.

Soyeon của T-ara, Daesung của Big Bang: Những ngoại lệ của K-pop?

Nền công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc nổi tiếng với những quy chuẩn khắt khe dành cho idol. Nếu thần tượng nào đi ngược lại những quy tắc 'bất thành văn' thường sẽ bị chỉ trích rất nặng nề. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đặc biệt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Robert De Niro nhận Cành cọ vàng danh dự, chỉ trích ông Trump coi thường văn hóa

Leonardo DiCaprio trao Cành cọ vàng danh dự tại Liên hoan phim Cannes cho Robert De Niro, đồng thời nam diễn viên gạo cội cũng nhân cơ hội chỉ trích ông Trump.

Robert De Niro nhận Cành cọ vàng danh dự, chỉ trích ông Trump coi thường văn hóa

Khai mạc Liên hoan phim Cannes: Nóng vì bê bối tình dục, khỏa thân và thuế của ông Trump

Khai mạc Liên hoan phim Cannes vào tối 13-5 (giờ Paris, tức rạng sáng 14-5 ở Việt Nam) có bị phủ bóng đen bởi bê bối tình dục của một diễn viên biểu tượng.

Khai mạc Liên hoan phim Cannes: Nóng vì bê bối tình dục, khỏa thân và thuế của ông Trump

Cannes mở màn với phim được vỗ tay 5 phút nhưng gây chia rẽ giới phê bình

Phim nhạc kịch Leave One Day (Partir Un Jour) của đạo diễn Amélie Bonnin trở thành 'phát súng' mở màn Liên hoan phim Cannes lần thứ 78.

Cannes mở màn với phim được vỗ tay 5 phút nhưng gây chia rẽ giới phê bình

Leonardo DiCaprio, Bella Hadid, Sean Baker làm nóng thảm đỏ khai mạc Liên hoan phim Cannes

Irina Shayk, Heidi Klum, Leonardo DiCaprio, Bella Hadid, Robert De Niro, Sean Baker, Quentin Tarantino và nhiều ngôi sao khác đổ bộ thảm đỏ trong ngày mở màn Liên hoan phim Cannes tại Pháp.

Leonardo DiCaprio, Bella Hadid, Sean Baker làm nóng thảm đỏ khai mạc Liên hoan phim Cannes

Spider-Man Noir tái xuất; Anime kinh điển Angel's Egg đến Cannes

Một số tin tức nổi bật: Spider-Man Noir tái xuất với series do Nicolas Cage đóng; Phản ứng ban đầu của các nhà phê bình về phần cuối Mission: Impossible; Anime Angel's Egg lần đầu chiếu tại Liên hoan phim Cannes...

Spider-Man Noir tái xuất; Anime kinh điển Angel's Egg đến Cannes

Huyền thoại điện ảnh Pháp Gérard Depardieu bị kết tội tấn công tình dục

Theo BBC, siêu sao điện ảnh Pháp Gérard Depardieu vừa bị kết tội tấn công tình dục hai phụ nữ trên phim trường và bị tuyên án tù treo 18 tháng.

Huyền thoại điện ảnh Pháp Gérard Depardieu bị kết tội tấn công tình dục
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar