25/01/2024 17:00 GMT+7

Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc trở thành đối thủ 'đáng gờm' của các công ty Mỹ

Doanh số bán xe được sản xuất tại Trung Quốc đang tăng tại châu Á, châu Âu và các nước khác trong khi xuất khẩu xe của Mỹ giảm trong bối cảnh các công ty cắt giảm hoạt động ở nước ngoài.

Ôtô chờ được xuất khẩu từ cảng ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: chinadaily.com.cn

Ôtô chờ được xuất khẩu từ cảng ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: chinadaily.com.cn

Trung Quốc gần đây công bố số liệu cho thấy nước này đã xuất khẩu trên 5 triệu ôtô trong năm 2023, vượt Nhật Bản trở thành quốc gia đứng đầu về xuất khẩu ôtô trên thế giới.

Lượng xe xuất khẩu của các công ty thuộc sở hữu nhà nước và đã ra đời lâu năm như SAIC và Dongfeng cũng như các công ty mới như BYD, Nio và các công ty khác đã đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 6 lên vị trí đứng đầu kể từ năm 2020.

Trong khi đó, xuất khẩu xe của Mỹ giảm, khi các nhà sản xuất như General Motors (GM) cắt giảm các hoạt động ở nước ngoài. Theo Cục phân tích kinh tế Mỹ, xuất khẩu ôtô của nước này năm 2022, năm mà số liệu gần đây nhất được công bố, giảm 25% so với mức đỉnh vào năm 2016.

Theo công ty tư vấn toàn cầu AlixPartners, Mỹ, quốc gia đứng thứ 4 toàn cầu về xuất khẩu ô tô trước năm 2020, đứng thứ 6 trong năm ngoái, sau Mexico với vị trí thứ 5, Hàn Quốc (thứ 4) và Đức (thứ 3). Giám đốc điều hành Stellantis, công ty mẹ của Chrysler, Carlos Tavares, cho biết đối thủ cạnh tranh số một của công ty này là các nhà sản xuất Trung Quốc.

Thêm vào đó, các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc đặt ra tiêu chuẩn mới cho việc sản xuất và giá bán. Các hãng tung ra các mẫu mới trong thời gian kỷ lục và nhiều hãng đang sản xuất xe điện (EV) và có lợi nhuận.

Các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất ôtô đã lấy BYD Co. làm ví dụ điển hình cho sự lớn mạnh của các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc. Công ty này năm ngoái đã vượt Tesla để dẫn đầu thế giới về doanh số bán xe EV.

Ông Elon Musk, CEO Tesla, công ty có một nhà máy lớn tại Trung Quốc, cho biết các nhà sản xuất Trung Quốc là những đối thủ lớn nhất của công ty có trụ sở tại Texas này.

Rhodium Group ước tính BYD đã nhận được khoản hỗ trợ gần 4,3 tỷ USD của chính phủ từ năm 2015 đến năm 2020.

Trung Quốc cũng hỗ trợ để khuyến khích người mua mua xe EV.BYD thành công với xe EV giá rẻ. BYD Seagull, mẫu EV nhỏ có giá khởi điểm gần 11.400 USD, sẽ làm giảm đáng kể giá xe EV tại Mỹ, xuống mức dưới 15.000 USD, dù đã bao gồm mức thuế 27,5% đối với xe của Trung Quốc.

BYD đang tăng cường xuất khẩu xe ra ngoài Trung Quốc. Các thị trường nước ngoài chiếm khoảng 10% trong doanh số bán trên 3 triệu chiếc của công ty này vào năm ngoái.

Nhà phân tích của Bernstein, Eunice Lee, cho rằng BYD có cơ cấu chi phí tối ưu và năng lực đổi mới sản phẩm, nhờ đó có được lợi thế trong cuộc đua xe EV tại Trung Quốc và ở nước ngoài.

Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền trung ương và địa phương, sự phát triển của các nhà sản xuất Trung Quốc bắt đầu từ trong nước, với việc giành thị phần từ các liên doanh giữa các nhà sản xuất ôtô nước ngoài và các công ty Trung Quốc. Chẳng hạn, thị phần của GM tại thị trường Trung Quốc, bao gồm cả các liên doanh, đã giảm từ gần 15% vào năm 2015 xuống 8,6% vào cuối quý 3/2023.

Sự lớn mạnh của các công ty Trung Quốc không chỉ ở trong nước. Các công ty nước này đã bắt đầu mở rộng tại Mexico, châu Âu và các nơi khác, chủ yếu là với các mẫu xe có giá rẻ cũng như EV.

Theo Liên minh châu Âu (EU), các công ty Trung Quốc chiếm khoảng 8% doanh số bán xe EV tại châu Âu vào tháng 9/2023 và có thể tăng lên 15% vào năm 2025.

EU tin rằng xe EV của Trung Quốc sẽ giảm giá bán các mẫu xe tại thị trường châu Âu khoảng 20%. Tại Mexico, xe do các công ty Trung Quốc sản xuất sử dụng động cơ đốt trong tăng từ con số 0 lên chiếm 20% thị phần trong 6 năm qua.

Trong nhiều thập kỷ, các hãng ôtô Trung Quốc đã tuyên bố sẽ bắt đầu bán xe tại Mỹ với các thương hiệu riêng, nhưng không một hãng nào thành công. Các công ty của Mỹ như GM và Ford đã hoặc sẽ sản xuất một số mẫu tại Trung Quốc để nhập khẩu và bán tại Mỹ. Tuy nhiên, người Mỹ không dễ dàng khi mua một chiếc Dongfeng, BYD hay các thương hiệu khác của Trung Quốc.

Các hãng sản xuất ôtô của Trung Quốc có thể thành công trong việc mở rộng sang thị trường Mỹ theo cách mà Toyota Motor của Nhật Bản và Hyundai Motor của Hàn Quốc đã làm.

Toyota và Hyundai đã bước vào thị trường Mỹ với những mẫu xe giá rẻ, sau đó tăng sự lựa chọn để tăng chất lượng và sự an toàn và cuối cùng là phát triển các mẫu xe cao cấp hơn./.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm tạ

Lời cảm tạ của Ban Tổ chức lễ tang và gia đình đến các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức và cá nhân đã đến phúng viếng, chia buồn và dự lễ tang của bà Tô Thị Lành.

Lời cảm tạ

Kiểm tra công tác sản xuất điện mùa khô tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Lãnh đạo Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cho biết sản lượng điện lũy kế 4 tháng đầu năm 2025 của công ty là 590 triệu kWh, đạt 22,4% kế hoạch năm.

Kiểm tra công tác sản xuất điện mùa khô tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Điểm tin 18h: TP.HCM nghiên cứu làm đường 2 tầng; Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 19-5

Điểm tin 18h: TP.HCM nghiên cứu làm đường 2 tầng; Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu của Đại học Columbia

Chính sách nhập cư cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo áp lực tài chính mới cho Đại học Columbia - một trong những trường đại học có tỉ lệ sinh viên quốc tế cao nhất nước Mỹ.

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu của Đại học Columbia

Harvard bất ngờ sở hữu bản gốc Magna Carta hiếm có từ năm 1300

Một bản thảo từng được xem là bản sao của Magna Carta đã được xác nhận là bản gốc hiếm có từ năm 1300, hiện thuộc sở hữu của Trường Luật Đại học Harvard.

Harvard bất ngờ sở hữu bản gốc Magna Carta hiếm có từ năm 1300

CADIVI đưa dây cáp điện vật liệu xanh đến các công trình

Hướng đến chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm phát triển thương hiệu, tháng 5-2025 - tại Hội nghị Khách hàng Toàn quốc 2025, Công ty CP Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) đã kích hoạt “Kỷ nguyên xanh”.

CADIVI đưa dây cáp điện vật liệu xanh đến các công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar