20/03/2022 15:22 GMT+7

Các nhà khoa học khảo sát dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai tìm cách phát triển du lịch đường sông

LÊ PHAN
LÊ PHAN

TTO - Các chuyên gia trong ngành lịch sử, văn hóa nhận định nếu TP.HCM khai thác "con đường" du lịch dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai sẽ kết nối được không gian sông nước và lịch sử phát triển của nhiều thế hệ cư dân dọc hai bên bờ.

Các nhà khoa học khảo sát dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai tìm cách phát triển du lịch đường sông - Ảnh 1.

Qua hàng trăm năm, đôi bờ sông Sài Gòn đã có những phát triển vượt bậc - Ảnh: LÊ PHAN

Ngày 20-3, khoa văn hóa học Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức cho các chuyên gia nghiên cứu văn hóa - lịch sử khảo sát dọc theo sông Sài Gòn - Đồng Nai, nhằm thúc đẩy du lịch sông nước mà TP có thể triển khai trong thời gian tới.

Theo TS Nguyễn Thị Hậu (khoa lịch sử), xét về lịch sử, văn hóa, địa lý lẫn sinh hoạt xã hội thì dân cư lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn gần như không có sự phân biệt bởi từ xưa đến nay sông Đồng Nai và sông Sài Gòn là đường thủy giao thương cung cấp nguồn sống cho cư dân. 

Đối với việc phát triển du lịch đường thủy mà gần đây chúng ta bắt đầu quan tâm thì việc kết nối du lịch trên Sài Gòn với sông Đồng Nai có hai thuận lợi và tạo ra được sản phẩm du lịch khá độc đáo.

Các nhà khoa học khảo sát dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai tìm cách phát triển du lịch đường sông - Ảnh 2.

Chùa Hội Sơn, một điểm văn hóa cổ hình thành dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai - Ảnh: LÊ PHAN

Thuận lợi thứ nhất là nó kết nối tuyến đường sông với lưu vực sông Đồng Nai (mạng lưới lưu vực sông cổ) và nhiều sông rạch nhỏ. Về sản phẩm, ngoài cảnh quan tự nhiên còn giúp mường tượng ra bức tranh xóm làng cổ xưa, văn hóa ẩm thực, cảnh quan của nhà vườn. Đây cũng là thuận lợi để khách du lịch có thể biết thêm yếu tố văn hóa của miền Đông Nam Bộ.

Các nhà khoa học khảo sát dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai tìm cách phát triển du lịch đường sông - Ảnh 3.

Ngã ba sông Nhà Bè nổi tiếng với câu thơ "Nhà Bè nước chảy chia hai, ai về Gia Định - Đồng Nai thì về" - Ảnh: LÊ PHAN

Thuận lợi thứ hai là lưu vực sông Đồng Nai (bắt đầu từ khu vực TP lên đến khu vực Đồng Nai thượng nguồn như Lâm Đồng) là một vệt có nhiều di tích cổ từ thời tiền sử cho đến thế kỷ thời văn hóa Óc Eo, hậu Óc Eo rồi đến giai đoạn muộn về sau của những thời lưu dân.

Do vậy nếu khai thác được thì đây là một loại hình sản phẩm mang tính kết nối, không chỉ về không gian mà còn kết nối về thời gian, lịch sử. Chúng ta có thể đi từ cửa biển vào đến Đồng Nai, nhìn thấy và chứng kiến những di tích từ thời xưa đến hiện tại.

"Ý tưởng phát triển đường sông trên thế giới nhiều nước đã phát triển rồi và hệ thống sông Đồng Nai là một trong những tuyến có nhiều tiềm năng về du lịch", bà Hậu đánh giá.

Các nhà khoa học khảo sát dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai tìm cách phát triển du lịch đường sông - Ảnh 4.

Dọc sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện tại vẫn tập trung nhiều cảng lớn, là nơi trung chuyển hàng hóa cho khu vực Đông Nam Bộ - Ảnh: LÊ PHAN

Cùng tham gia buổi khảo sát, ông Phonchanh Phengphouvanh - phó giám đốc Sở Văn hóa, thông tin và du lịch TP Vientiane (Lào), hiện đang là nghiên cứu sinh ngành văn hóa học - cũng nhận định bờ sông Sài Gòn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.

"Tại Lào việc phát triển du lịch đường sông vẫn còn hạn chế và chưa được đầu tư. Tôi sẽ học thêm các mô hình tại TP.HCM để có thể phát triển tại quê nhà sau khi hoàn thành khóa nghiên cứu", ông Phonchanh Phengphouvanh nói.

Qua chuyến khảo sát, đoàn nghiên cứu đang từng bước nỗ lực tái hiện và kết nối lại được chuỗi di sản dọc theo đường sông trước khi góp ý cùng TP phát triển tuyến đường du lịch này.

Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Ai đang tạo hình dáng vẻ của dòng sông?

TTO - Chính chúng ta là chủ thể tác động, sáng tạo nên dáng vẻ của sông Sài Gòn. Tương lai của dòng sông, sức sống của vùng đô thị sinh ra từ đôi bờ sông này đang được định hình từng ngày bằng tư duy phát triển và trách nhiệm của tất cả người dân.

LÊ PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Được tỉnh Ninh Thuận cho đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể rộng hơn 47ha nhưng Công ty Sơn Hải bỏ hoang không thực hiện.

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Thêm 2 nghi phạm đầu thú về tội bảo kê mặt biển, cưỡng đoạt tài sản

Hai nghi phạm đã đầu thú hé lộ đường dây bảo kê mặt biển, cưỡng đoạt tài sản trên biển quy mô lớn. Ít nhất 31 bị can đã bị khởi tố, trong đó có 4 nghi phạm tự thú. Ai liên quan hãy liên hệ ngay để được hưởng chính sách khoan hồng.

Thêm 2 nghi phạm đầu thú về tội bảo kê mặt biển, cưỡng đoạt tài sản

Diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh gồm 11 khối đứng, 27 khối đi

Bộ Tổng tham mưu đã làm việc với các cơ quan, đơn vị về đề án tổ chức lực lượng quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9.

Diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh gồm 11 khối đứng, 27 khối đi

Tiêu giống khan hiếm, giá cao, xuất hiện tình trạng cắt trộm dây tiêu

Một số hộ dân tại tỉnh Đắk Lắk phản ánh bị kẻ gian cắt trộm dây tiêu trên hàng chục trụ ngay trước mùa thu hoạch, nghi để bán làm giống vì hiện đang rất khan hiếm, đắt đỏ.

Tiêu giống khan hiếm, giá cao, xuất hiện tình trạng cắt trộm dây tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Trên lộ trình hành hương, một xe du lịch chở 24 người đi từ TP.HCM đến Bảo Lộc đã xảy ra va chạm với xe tải, khiến nhiều người nhập viện nguy kịch.

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar