05/04/2020 20:11 GMT+7

Các nhà khoa học bác tin đồn mạng 5G phát tán virus corona ở Anh

ĐẮC LUÂN
ĐẮC LUÂN

TTO - Sau khi một số vùng nước Anh dấy lên tin đồn nói mạng 5G làm lây lan virus corona, cộng đồng khoa học nước này đã lên tiếng phản bác, nói việc này “hoàn toàn rác rưởi”.

Các nhà khoa học bác tin đồn mạng 5G phát tán virus corona ở Anh - Ảnh 1.

Một cột phát sóng 5G bị đốt - Ảnh: THE SUN

Theo Đài BBC, trên thực tế đã xảy ra một số vụ việc cột phát sóng mạng di động bị đốt vì những thuyết âm mưu cho rằng chúng làm phát tán virus corona ở những vùng Birmingham, Liverpool và Melling tại Merseyside.

Một video ghi lại cảnh đám cháy như vậy tại Aigburth đã được chia sẻ trên YouTube và Facebook, tuyên bố có mối liên hệ giữa công nghệ mạng di động và dịch COVID-19.

Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove cho rằng đây là "điều phi lý nguy hiểm".

Trong khi đó, Bộ Kỹ thuật số, văn hóa, truyền thông và thể thao bày tỏ quan điểm trên Twitter, cho rằng "hoàn toàn không có chứng cứ đáng tin cậy" nào về mối liên hệ này.

Cộng đồng các nhà khoa học Anh cũng cho rằng ý tưởng về mối liên hệ giữa đại dịch COVID-19 và mạng 5G là "hoàn toàn rác rưởi" và không thể có về mặt sinh học.

Ông Stephen Powis, giám đốc y tế của Cơ quan Y tế quốc gia Anh (NHS) cho rằng những thuyết âm mưu đã được luôn được gắn nhãn là "loại tin giả xấu xa nhất".

Trên thực tế, những thuyết âm mưu cho rằng có sự liên hệ giữa mạng di động 5G với dịch COVID-19 lần đầu nổi lên trong các nội dung đăng trên mạng xã hội Facebook từ cuối tháng 1 năm nay, xung quanh khoảng thời gian xuất hiện những ca bệnh đầu tiên ở Mỹ.

Những thuyết này xoay quanh hai hướng: Một cho rằng mạng 5G có thể làm ức chế hệ miễn dịch của con người, khiến con người dễ nhiễm bệnh hơn; hướng còn lại cho rằng virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) bằng cách nào đó có thể lây nhiễm thông qua việc sử dụng công nghệ 5G.

Cả hai ý tưởng này đều "hoàn toàn rác rưởi", tiến sĩ Simon Clarke - phó giáo sư chuyên ngành sinh học tế bào tại ĐH Reading - nhận xét.

Bên cạnh đó, giáo sư chuyên khoa nhi Adam Finn thuộc ĐH Bristol cũng cho rằng không thể có chuyện lây lan virus corona qua mạng 5G được.

Ông giải thích: "Đại dịch hiện nay gây ra bởi một loại virus được lây lan từ một người bệnh sang người khác. Chúng ta biết điều này là thực. Chúng ta thậm chí đã nuôi cấy được con virus đó trong phòng thí nghiệm, nhận được từ một người có bệnh. Virus và các sóng điện tử giúp điện thoại và các kết nối Internet hoạt động được là những thứ hoàn toàn khác nhau. Khác nhau như nước với lửa vậy".

Ngoài ra còn có một lưu ý quan trọng khác cho thấy sơ hở rất lớn của những thuyết âm mưu này, đó là virus corona chủng mới lây lan tại những thành phố của Anh mà ở đó chưa triển khai mạng 5G. Dịch này cũng bùng phát tại Iran, quốc gia thậm chí chưa hề triển khai công nghệ đó.

Thống đốc một bang Mexico nói người nghèo ‘miễn dịch’ với COVID-19

TTO - Ông Luis Miguel Barbosa, thống đốc bang Puebla ở miền trung Mexico, nói với báo giới là những người nghèo ‘đang miễn dịch’ với virus corona chủng mới.

ĐẮC LUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Thiết bị thông minh ngày càng nhanh, pin vẫn chậm

Công nghệ thay đổi từng ngày, nhưng pin, nguồn cung cấp năng lượng cho các thiết bị, vẫn giậm chân tại chỗ. Từ điện thoại tới kính thực tế ảo, pin có vẻ chưa theo kịp thời đại.

Thiết bị thông minh ngày càng nhanh, pin vẫn chậm

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Trước nguy cơ deepfake lan rộng, Đan Mạch đang xem xét dự luật cho phép người dân giữ bản quyền với khuôn mặt, giọng nói của họ.

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Nhiều người tải nhầm ứng dụng giả Google Maps khi 'tìm lại ký ức xưa' trên Street View

Theo trào lưu tìm lại ảnh cũ trên Google Maps, nhiều người đã search và cài đặt ứng dụng này nhưng vô tình tải nhầm app giả mạo.

Nhiều người tải nhầm ứng dụng giả Google Maps khi 'tìm lại ký ức xưa' trên Street View

Việt Nam đã có nền tảng blockchain quốc gia, ứng dụng đa ngành nghề

NDAChain vừa được Chủ tịch Hiệp hội, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt chủ trương triển khai trong hệ thống các nền tảng lõi quốc gia.

Việt Nam đã có nền tảng blockchain quốc gia, ứng dụng đa ngành nghề
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar