06/11/2022 11:55 GMT+7

Các công ty dầu khí Mỹ thu lợi 200 tỉ USD kể từ chiến sự Ukraine

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Các công ty dầu khí Mỹ đã kiếm được hơn 200 tỉ USD lợi nhuận kể từ khi cuộc chiến Ukraine nổ ra. Ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ cũng hưởng lợi nhiều từ cuộc chiến này với doanh thu hơn 82 tỉ USD.

Các công ty dầu khí Mỹ thu lợi 200 tỉ USD kể từ chiến sự Ukraine - Ảnh 1.

Nhà máy lọc dầu Baton Rouge của ExxonMobil ở bang Louisiana - Ảnh: REUTERS

Tổng hợp số liệu trên web của các công ty xăng dầu niêm yết công khai tại Mỹ trong quý 2 và 3 năm 2022, tờ Financial Times công bố tổng thu nhập của các công ty này đạt 200,24 tỉ USD.

Số liệu trên phù hợp với các đánh giá và ước tính thu nhập của nhà cung cấp thông tin về năng lượng S&P Global Commodity Insights trong cùng thời gian.

Theo báo Financial Times, Tổng thống Joe Biden trong tuần này đã gọi những khoản thu nhập vượt mức đó là một "cơn gió chướng của chiến tranh", đồng thời cáo buộc các công ty dầu khí đã "trục lợi" từ cuộc chiến Ukraine. Ông Biden nói ông sẽ yêu cầu Quốc hội đánh mức thuế lớn hơn với các công ty dầu khí.

Giá dầu thô Brent, tiêu chuẩn dầu trên toàn thế giới, đạt trung bình hơn 105 USD/thùng trong quý 2 và 3-2022, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình là 70 USD/thùng trong 5 năm trước đó.

Giá dầu đã đạt mức vượt gần 140 USD/thùng vào đầu tháng 3 sau khi cuộc chiến Ukraine nổ ra.

ExxonMobil là công ty dầu khí có quý thu nhập cao nhất từ ​​trước đến nay. Phản ứng trước viễn cảnh áp thuế lớn, ông Darren Woods, giám đốc điều hành của ExxonMobil, giải thích việc chia cổ tức lớn cũng nên được xem là cách công ty "trả lại một số lợi nhuận trực tiếp cho người dân Mỹ". 

Ông Rick Muncrief, giám đốc điều hành của Devon Energy, một công ty khoan đá phiến khổng lồ, có cùng quan điểm với ông Woods: "Chúng tôi ưu tiên tạo ra giá trị chia sẻ hơn là theo đuổi khối lượng. Và chúng tôi đã thưởng cho các cổ đông bằng tiền mặt dẫn đầu thị trường".

Trong khi đó, cũng nhờ cuộc chiến kéo dài của Nga ở Ukraine, doanh số bán vũ khí quân sự của Mỹ ở châu Âu đang tăng vọt.

Kể từ cuối tháng 2, khi các lực lượng Nga mở chiến dịch quân sự vào Ukraine, các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết tăng cường kho vũ khí của họ với ngân sách khoảng 230 tỉ USD. Riêng Đức nâng kế hoạch hiện đại hóa quân đội lên mức 100 tỉ USD trong năm 2022.

Khai thác nhu cầu này, ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ - nơi sản xuất và xuất khẩu nhiều vũ khí hơn bất kỳ quốc gia nào khác - đã hưởng lợi lớn nhất với doanh số bán hàng đến nay đã đạt trên 82 tỉ USD.

Ở nhiều nước châu Âu, hơn một nửa chi tiêu quân sự gần đây thuộc về các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ.

Na Uy đã dành 83% các khoản tiền trang bị vũ khí để mua hàng của Mỹ; Anh mua của Mỹ 77% trên tổng số tiền trang bị vũ khí, tỉ lệ tương tự ở Ý là 72% và Hà Lan chi 95% cho vũ khí do Mỹ sản xuất trong giai đoạn 2017- 2021, theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI).

"Đây chắc chắn là mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất ở châu Âu kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc", ông Ian Bond, giám đốc chính sách đối ngoại tại Trung tâm Cải cách châu Âu, nói với trang tin Yahoo News.

Ông Medvedev: Nga đang tăng cường sản xuất vũ khí

TTO - Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Dmitry Medvedev cho biết Nga sắp tăng cường đáng kể kho vũ khí quân sự của nước này, với sản lượng xe tăng, tên lửa chính xác cao, máy bay không người lái và pháo đang tăng "gấp nhiều lần".

GIA MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Nga, lên đường thăm Belarus

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Nga, lên đường thăm Belarus

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

Tây Ban Nha yêu cầu hơn 160.000 người ở yên trong nhà sau khi một vụ cháy tại nhà kho công nghiệp thải ra một đám mây khí clo độc lan rộng.

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar