06/05/2016 07:59 GMT+7

Ca sĩ Ái Vân: viết để yêu thương nhau hơn

Q.NGUYỄN thực hiện
Q.NGUYỄN thực hiện

TTO - "Tôi quyết định tự mình phục hồi cuốn hồi ký. Viết một lần cho xong. Viết một lần để quên đi, để đến khi nhắm mắt xuôi tay mình không còn phải áy náy".

Ca sĩ Ái Vân và cuốn tự truyện Để gió cuốn đi vừa ra mắt độc giả - Ảnh: Q.Định

Ái Vân sinh năm 1954 trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Mẹ là nghệ sĩ tài danh Ái Liên, ba là “công tử Hà thành” Hà Quang Định - chủ Hãng Vietfilm (hãng phim tư nhân đầu tiên tại VN). Ái Vân là ca sĩ nhạc nhẹ hàng đầu Việt Nam nửa sau thế kỷ 20. Bà đoạt giải Grand Prix tại Liên hoan âm nhạc quốc tế Dresden (Đức) năm 1981.

​Dù đã chính thức giã từ sự nghiệp nhưng bà vẫn hát rất hay khi giới thiệu một ca khúc mà bà vô cùng yêu thích là Hà Nội mùa vắng những cơn mưa và hai ca khúc làm nên tên tuổi bà: Bài ca xây dựng và Triệu đóa hồng đỏ thắm. (Xem Ái Vân hát ba ca khúc này TẠI ĐÂY).

Điều khiến nhiều người hâm mộ nghệ sĩ Ái Vân chờ đợi nhất ở quyển tự truyện Để gió cuốn đi này hẳn là “lời tường trình” vì sao năm xưa bà bỏ sân khấu, gia đình và quê hương ra đi khi đang trên đỉnh cao sự nghiệp vào năm 1990. Lý do đó chỉ phần nào được hé lộ bởi lần đầu tiên trong một cuốn tự truyện có bảy trang giấy để trắng với 8.808 chữ đã bị xóa.

Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện ngắn với bà:

* Cách đây hơn chục năm, bà đã muốn viết một cuốn hồi ký về đời mình. Vì sao đến tận bây giờ sách mới được ra mắt?

- Phàm đã kể thật nói thật sẽ đụng chạm tới nhiều người, đấy là điều tôi không muốn. Vậy nên năm 2010, tôi đã chấm dứt cuốn Hồi ức của một đóa hồng khi nó chưa đi tới 1/10 chặng đường. Nhưng rồi vài năm gần đây, tôi lại thao thức về những gì tôi đã trải qua trong đời mình.

Ký ức làm tôi khó ngủ, bệnh mất ngủ bắt đầu từ đó. Rất nhiều đêm tôi thức trắng để rồi nhận ra có những điều không thể không nói ra. Nếu cuốn hồi ký không được viết ra chắc chắn bệnh mất ngủ của tôi sẽ không chấm dứt.

Và thế là tôi quyết định tự mình phục hồi cuốn hồi ký. Viết một lần cho xong. Viết một lần để quên đi, để đến khi nhắm mắt xuôi tay mình không còn phải áy náy. Viết để hiểu nhau hơn, cảm thông cho nhau hơn và quan trọng để yêu thương nhau hơn, thế thì tại sao không viết?

Hơn nữa, đây gần như là di nguyện của bố tôi. Ông luôn muốn tôi viết lại cuộc đời mình và trước khi mất ít ngày, ông vẫn không quên nhắc lại điều đó. Cuốn sách này như lòng biết ơn của tôi đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ của bố mẹ.

Và cũng là lời tạ lỗi muộn màng về những đau khổ mà tôi đã vô tình gây ra cho bố mẹ mình. Quyển sách này không ra đời vì riêng cá nhân tôi.

Nó là câu chuyện của một thế hệ với những giai đoạn gian khó nhưng cũng rất đáng nhớ, đáng quý và tôi hi vọng mọi người sẽ cùng tôi sẻ chia.

Ái Vân thời đóng phim Chị Nhung (trái) và những năm gần đây (phải).

* Người đọc có thể sẽ hụt hẫng khi đọc hết tự truyện mà vẫn chưa rõ ngọn ngành vì sao Ái Vân lại rời bỏ quê hương ra đi…

- Tôi đã viết và xóa trắng ở phần gọi là “Tập 2” đó. Ký ức trong giai đoạn “tập 2” (chỉ cuộc hôn nhân với người chồng thứ 2 - NV) đó quá kinh khủng, đau đớn, nặng nề, nhục nhã lắm. Tôi đã tìm mọi cách để vượt qua, để giải quyết khủng hoảng (kể cả dùng thuốc ngủ) nhưng đều không thành.

Tôi viết ra hết, viết rồi lại run sợ, không phải run sợ vì sự thật mà cho người liên quan. Tôi cũng lo cho con trai. Cháu đã quá khổ đau khi mẹ bỏ đi.

Tiếng khóc của con trai 4 tuổi và lời cháu nói khi đoàn tụ vào ba năm sau nhói vào tim, cho đến tận bây giờ.

Tôi không thể làm cháu đau thêm lần nữa. Dù đã trưởng thành, cháu có lẽ vẫn chưa sẵn sàng cho chuyện này. Vì vậy cho tôi xin được giữ lại món nợ này. Tôi xin giữ lại cho cháu”. (Ái Vân bật khóc khi chia sẻ về điều này).

* Và đâu là những trang viết bà hài lòng và tâm đắc nhất?

- Đó là những trang viết đã bị xóa trắng. Tôi hài lòng vì tôi đã viết ra được hết những tâm sự của mình, viết cho nhẹ lòng nhưng không làm tổn thương đến bất kỳ ai.

Có thể người đọc sẽ hơi thất vọng vì những trang giấy được để trắng nhưng tôi tin khoảng lặng trong cuốn sách cũng chính là dấu lặng, bước trầm luân trong cuộc đời tôi, dù không nói ra cũng có thể khiến người khác suy nghĩ và cảm thông. 

* Và bà đã không còn mất ngủ?

- Như tôi viết ở phần kết, tôi hiện tại vô cùng thanh thản, hạnh phúc. Với “tập 1”, chúng tôi cũng đã gặp lại nhau ở Đức. Gia đình mới của tôi và của anh cũng đã có những bữa cơm thật đầm ấm.

Với “tập 2”, chúng tôi cũng đã gặp lại nhau sau 8 năm tôi phiêu bạt xứ người. Anh đón tiếp mẹ con tôi và cả “tập 3” của tôi vô cùng tử tế tại VN. Ông cũng đứng ra tổ chức biêu diễn cho tôi mỗi khi tôi về nước thời gian sau này.

Còn “tập 3” thì tôi luôn tự hỏi chàng là ai, ở đâu ra, sao lại yêu thương tôi đến vậy? Bây giờ tôi nghe nhạc nhiều hơn hát và hạnh phúc khi thấy hai con trưởng thành (con gái theo ngành xã hội học và con trai theo ngành lịch sử - NV).

Q.NGUYỄN thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Vào đầu tháng 8, một sân khấu mới tinh sẽ ra mắt tại TP.HCM. Vở diễn đầu tiên sẽ có sự góp mặt của nghệ sĩ Hoài Linh.

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar