25/10/2012 11:00 GMT+7

Cá sấu ra lộ, vô nhà

Đ.TRIỀU - M.QUỐC - T.THÁI
Đ.TRIỀU - M.QUỐC - T.THÁI

TT - Ở đồng bằng sông Cửu Long, lâu lâu người dân lại thấy cá sấu bò ra đường, mò vô nhà, lội trên kênh. Đây là nỗi lo của bà con nơi đây khi khu vực này có hàng ngàn trại cá sấu nhưng nuôi nhốt lại rất vô tư.

Các trại nuôi này hầu như không được quản lý chặt chẽ, dẫn đến sự cố cá sấu sổng chuồng và “ngao du” khắp nơi.

Phóng to
Một con cá sấu của Công ty Quốc Việt (Cà Mau) bị tóm sau một thời gian sổng chuồng đi “ngao du” - Ảnh: TẤN THÁI

Khuya 12-10-2012, một nhóm thanh niên bất ngờ gặp con cá sấu đang bò trên quốc lộ 1. Qua xác minh, cơ quan chức năng khẳng định đây là con cá sấu của Công ty TNHH kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Quốc Việt (TP Cà Mau). Do mưa lớn nhiều ngày, tường bao bị sập, hàng chục cá sấu của công ty này đã sổng ra ngoài. Cho đến nay vẫn chưa bắt hết cá sấu sổng chuồng, hiện vẫn còn một con đang sống trong “bầu trời tự do”.

Không chỉ vụ cá sấu sổng chuồng ở Cà Mau, trong những năm qua cũng từng có một số vụ cá sấu nuôi sổng chuồng tại Cần Thơ, Long An, Kiên Giang khiến người dân địa phương nhiều phen hú vía. Do đâu mà có tình trạng này?

Kiểm lâm chưa đến

Bạc Liêu là tỉnh nuôi cá sấu lớn nhất ĐBSCL. Tính đến hết tháng 8-2012, toàn tỉnh có trên 2.100 hộ nuôi với tổng đàn gần 163.000 con. Các huyện Phước Long, Giá Rai và Hồng Dân là những địa phương có nhiều hộ nuôi cá sấu của tỉnh.

Theo Chi cục Kiểm lâm Bạc Liêu, ở Bạc Liêu mới chỉ xảy ra một vài vụ sổng cá sấu con với số lượng ít. Chi cục Kiểm lâm đến kiểm tra, chuồng trại đều thấy đảm bảo diện tích 1m2/con cá sấu, tường rào xây ximăng cao 1,2m, bên trên có lưới B40. Thế nhưng khi chúng tôi đi thực tế tại huyện Giá Rai - giáp ranh với TP Cà Mau, nơi có đến 33.250 con cá sấu được thả nuôi theo hộ gia đình - thì hoàn toàn trái ngược với những gì mà cơ quan chức năng tỉnh này cho biết.

Ông Lộ Văn Thống (xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai) nuôi cá sấu hơn một năm nay. Ông Thống cho biết chưa hề được cán bộ hướng dẫn về quy cách xây chuồng nuôi. Và từ đó đến nay chưa thấy có đoàn nào đến kiểm tra việc nuôi cá sấu. Thậm chí hồi giữa tháng 6 vừa qua, ông lên Sóc Trăng mua 42 con cá sấu con về nuôi, nhưng đến nay vẫn chưa đăng ký với cơ quan chức năng và cũng chẳng thấy cán bộ nào “hỏi thăm” chuyện này.

Ông Lộ Thanh Tùng, chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 3 (xã Phong Thạnh Đông A), cho biết thêm từ khi xảy ra sự cố cá sấu sổng chuồng ở Cà Mau đến giờ không hề thấy chính quyền hay ngành nông nghiệp cảnh báo, khuyến cáo gì với nông dân về việc phải đảm bảo chuồng trại nuôi cá sấu.

Tương tự, bà Trần Thị Hoa, hộ nuôi cá sấu ở ấp Vĩnh Hòa (xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long), cũng cho biết như vậy. “Vừa rồi ba chuồng cá sấu cặp kinh Phước Long - Vĩnh Mỹ của tui đã bị trộm lấy đi 100 con khoảng 2 tháng tuổi. Sau vụ này, tui đã chuyển toàn bộ số cá sấu còn lại vào bốn chuồng nằm trong khuôn viên nhà. Lâu lâu mới có kiểm lâm viên xuống hỏi nuôi bao nhiêu con, nhìn quanh chuồng rồi thôi” - bà Hoa kể.

Cách nhà bà Hoa không xa là trang trại nuôi cá sấu Phương Tín rộng 3ha của ông Trương Thanh Mai. Có thể nói đây là trang trại có lượng cá sấu nuôi lớn nhất tỉnh Bạc Liêu (26.000 con). Mỗi năm trang trại này xuất bán 20.000 con cá sấu thương phẩm và cá sấu giống.

Ông Mai nuôi cá sấu từ năm 1997. Theo quan sát của chúng tôi, trang trại này được xây chắc chắn, đúng quy chuẩn. Tuy nhiên, theo lời ông Mai, thường là người nuôi “tự bơi” từ khâu xây chuồng trại đến đầu vào, đầu ra. Việc kiểm tra hay hướng dẫn hoặc thông tin thị trường của ngành chức năng thì lâu lắm mới có một lần.

Phóng to
Một con cá sấu của Công ty Quốc Việt (Cà Mau) bị bắt sau khi sổng chuồng (ảnh chụp ngày 15-10) - Ảnh: Tấn Thái

Nuôi tạm bợ, tự phát

Trại nuôi cá sấu của bà Trần Thị Hoàng (xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) có cả trăm con cá sấu trọng lượng khoảng 20kg chen chúc nhau lên bãi tắm nắng. Nhiều con nằm há miệng để lộ hàm răng nhọn hoắt. Chuồng cá sấu được xây dựng khá đơn giản: tường vây quanh xây từ mặt đất cao khoảng 1m, phần phía trên làm bằng lưới B40. Có lẽ do lâu ngày, phần tiếp giáp giữa tường và lưới B40 đã bị gỉ sét, có nguy cơ bong tróc.

Gần đó là một số trại nuôi cá sấu nhỏ lẻ (có hộ nuôi chỉ một con) cũng không khá hơn, hầu hết các chuồng nuôi tường xây chỉ cách mặt đất chừng 1m, xung quanh bên ngoài chuồng không có rào chắn dự phòng. Cá sấu rất dễ thoát ra ngoài khi chuồng bị ngập.

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy ở huyện Thới Bình có không ít người nuôi cá sấu nhưng không đăng ký với cơ quan chức năng. Phân trần về chuyện này, chị Nguyễn Thanh Thoảng (xã Thới Bình) thản nhiên nói: “Để nuôi một thời gian rồi từ từ đăng ký cũng được”. Còn ông Nguyễn Bá Sang (xã Thới Bình), người đang nuôi 100 con cá sấu, nói: “Cơ quan kiểm lâm ở xa quá nên tôi chưa có thời gian đi. Gần nhà tôi có một chú công tác ở ngành kiểm lâm, định hôm nào tôi lại nhờ chú ấy lo giấy tờ giùm”.

Ông Hà Minh Trường - đội phó Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 2, Chi cục Kiểm lâm Cà Mau - cho biết hiện trên địa bàn huyện Thới Bình có trên 50 hộ nuôi cá sấu có đăng ký với tổng cộng 2.925 con. Còn những hộ nuôi chưa đăng ký thì chưa nắm được số lượng cụ thể.

“Theo quy định, nuôi cá sấu phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm. Khi chúng tôi kiểm tra chuồng trại nếu xây dựng đảm bảo thì mới cho nuôi. Tuy nhiên, hiện cũng có nhiều hộ nuôi cá sấu tới khi xuất chuồng mới đăng ký với chúng tôi. Đối với những trường hợp như vậy chúng tôi thường xử phạt hành chính” - ông Trường nói.

Trao đổi xung quanh vấn đề cá sấu sổng chuồng vừa mới xảy ra, ông Lê Văn Sử - giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau - cho biết Cà Mau là vùng sông nước, hộ nuôi cá sấu tự phát tương đối lớn, nếu để cá sấu sổng chuồng thoát ra sông rạch là nguy hiểm. Trong khi đó, việc kiểm tra, giám sát của ngành cũng gặp khó do quy định về điều kiện gây nuôi còn quá chung chung. Lực lượng kiểm tra chủ yếu dựa vào cảm quan, thấy chuồng trại xây kiên cố, lưới rào bảo vệ cẩn thận thì cho nuôi.

“Thời gian tới, sở sẽ siết chặt hơn việc quản lý, kiểm tra các hoạt động gây nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là với loài nguy hiểm như cá sấu” - ông Sử nói.

(còn tiếp)

Một số vụ cá sấu sổng chuồng ở Nam bộ

* Vĩnh Long: Ngày 17-10-2012, năm con cá sấu từ trại nuôi của ông Nguyễn Thành Quang (ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Bình, huyện Bình Tân) sổng chuồng bò ra ngoài. Chủ trại tìm được ba con, trong đó có một con đã chết.

* Kiên Giang: Năm 2009, người dân ở dọc kênh Mương Đào (P.Pháo Đài, thị xã Hà Tiên) “bỗng dưng” phát hiện hai con cá sấu dưới kênh. Lực lượng kiểm lâm Kiên Giang phải phối hợp với đơn vị quân đội bắn chết cá sấu.

* Long An: Đêm 18-2-2007, hai con cá sấu trong đàn 101 con của ông Nguyễn Ngọc Trung (ở khu phố 3, thị xã Tân An) vượt rào lưới B40 bò ra ngoài. Nhờ phát hiện kịp thời nên sáng hôm sau cả hai con đều bị bắt lại.

* Đồng Nai: Đêm 22-9-2006, rào chắn bằng lưới B40 của trại nuôi cá sấu khu du lịch Câu lạc bộ Xanh (xã Phước Tân, huyện Long Thành) bị nước mưa cuốn trôi, làm hơn chục con cá sấu hoa cà nặng trên 30kg thoát ra ngoài. Mất nhiều ngày sau cơ quan chức năng mới truy bắt được tất cả.

Đ.TRIỀU - M.QUỐC - T.THÁI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar