25/06/2023 11:19 GMT+7

Cà phê Việt sẽ vượt qua quy định của EU

Từ cuối năm 2024, Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm nhập khẩu cà phê trồng trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng.

Gian hàng cà phê của Công ty Phúc Sinh Việt Nam tại WORLD OF COFFEE Athens Greece 2023 đang diễn ra tại Hy Lạp - Ảnh: MINH THÔNG

Gian hàng cà phê của Công ty Phúc Sinh Việt Nam tại WORLD OF COFFEE Athens Greece 2023 đang diễn ra tại Hy Lạp - Ảnh: MINH THÔNG

Đây sẽ là một mối nguy lớn với ngành hàng tỉ đô này của Việt Nam khi một tổ chức phát triển bền vững cho biết trong số 90.000ha rừng Việt Nam bị mất năm 2021, có 8.000ha nằm trong vùng trồng cà phê.

Nhiều nguy cơ

Ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết tại hội thảo của ICO về chống phá rừng hồi tháng 4-2023, chuyên gia của Công ty ENVERITAS (tổ chức phi chính phủ phát triển bền vững của Mỹ) cho biết trong số 90.000ha rừng Việt Nam bị mất năm 2021 có 8.000ha nằm trong vùng trồng cà phê.

Số diện tích này sẽ được theo dõi trong năm tới, nếu được dùng để trồng cà phê thì sẽ được coi là cà phê trồng trên đất phá rừng.

Chưa kể thời gian gần đây giá cà phê trong nước lên mức 70.000 đồng/kg, cao nhất lịch sử, dẫn đến nguy cơ người dân phá rừng để trồng cà phê.

"Đây là thời điểm cảnh báo việc phá rừng trồng cà phê vì hiện giá cà phê trong nước đang ở ngưỡng cao nhất trong 15 năm qua", ông Hải nhấn mạnh.

Theo Vicofa, EU là thị trường xuất khẩu quan trọng của cà phê Việt Nam khi khoảng 40% tổng lượng cà phê xuất khẩu hằng năm của Việt Nam.

Doanh nghiệp mua cà phê Việt Nam hầu hết là các tập đoàn lớn như Nestle, JDE, Newman, Louis Dreyfus...

Vì vậy, để ổn định thị phần xuất khẩu cà phê sang EU, ngành cà phê Việt Nam phải tuân thủ quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR). "Thời gian chính thức áp dụng không còn nhiều, cần phải đẩy mạnh việc tháo gỡ khó khăn liên quan đến những nội dung của quy định", ông Hải nói.

Bà Trần Quỳnh Chi - Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững (IDH) - cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá có tỉ lệ phá rừng do sản xuất cà phê rất thấp.

Theo một đánh giá của một nhà mua rất lớn ở châu Âu cho thấy tỉ lệ phá rừng để sản xuất cà phê tại Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 0,1%, vì vậy cơ hội các sản phẩm cà phê của Việt Nam không vi phạm quy định của EU là rất lớn. Việc còn lại là Việt Nam phải thực hiện các yêu cầu của EU trong vòng 18 tháng nữa.

"Việt Nam vẫn có nguy cơ vì hiện tại giá cà phê trên thị trường đang tăng và với đà tăng như vậy thì rất có thể sẽ có xu hướng nông dân phá rừng để trồng cà phê" - bà Chi cảnh báo.

Hiện nay phần lớn diện tích cà phê cơ bản đáp ứng những tiêu chuẩn của EUDR. Việc tuân thủ quy định EU là cơ hội để phát triển ngành hàng một cách bền vững hơn, có trách nhiệm với toàn cầu. Qua đó sản phẩm của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh rất lớn tại EU với những nông sản từ các quốc gia chưa thích ứng được với quy định này.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT)
Nông dân Đắk Lắk phơi cà phê nguyên trái theo phương pháp Natural - Ảnh: TRUNG TÂN

Nông dân Đắk Lắk phơi cà phê nguyên trái theo phương pháp Natural - Ảnh: TRUNG TÂN

Phải truy xuất nguồn gốc tận vườn

Theo ông Nguyễn Nam Hải, với quy định mới của EU thì việc truy xuất nguồn gốc tận vườn là điểm yếu lớn nhất của ngành cà phê. Các doanh nghiệp kinh doanh ngoài việc liên kết với hợp tác xã, nông dân còn mua qua đại lý nên việc truy xuất nguồn gốc rất khó khăn.

"Hiện có 680.000 - 700.000ha cà phê đang cho thu hoạch của 1,3 triệu nông hộ với diện tích manh mún, nhỏ lẻ dưới 0,5ha/hộ. Diện tích này về thực tế đến trước 2020 là hợp pháp nhưng để chứng minh nguồn gốc thì không phải dễ", ông Hải nói.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết EUDR yêu cầu 100% một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là cà phê vào châu Âu, phải có thông tin định vị (GPS) đến từng vườn, dựa trên đó xác nhận về nguy cơ gây mất rừng bằng các hệ thống giám sát viễn thám.

"Các ngành hàng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để đáp ứng EUDR. Tuy nhiên, thách thức cũng đi cùng với cơ hội và chúng ta phải sẵn sàng tận dụng được cơ hội này", ông Tuấn nhận định.

Còn bà Trần Quỳnh Chi cho rằng khó có thể thực hiện đồng bộ các giải pháp toàn diện cùng lúc mà phải thực hiện theo lộ trình.

Hiện một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn như Nestle đã tự xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để chứng minh yêu cầu của thị trường EU.

Tuy nhiên, nếu mỗi doanh nghiệp tự xây dựng một hệ thống như vậy thì chi phí tăng lên rất cao, cuối cùng sẽ đổ quay lại với người nông dân và người mua phải trả giá cao hơn, người bán thì bị trả giá thấp. Các doanh nghiệp trong nước cũng không có khả năng tự đầu tư một hệ thống cơ sở dữ liệu.

Vì vậy, Việt Nam cần phải có một cơ sở dữ liệu quốc gia về rừng và vườn trồng cà phê. Nếu không có thì dù cà phê được sản xuất trên đất phá rừng hay không phá rừng thì doanh nghiệp cũng không thể xuất hàng đi được.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo kế hoạch hành động để thích ứng với đạo luật mới của EU.

Đầu tiên sẽ xây dựng nhóm đối tác công tư bao gồm khu vực nhà nước, khu vực hiệp hội, các địa phương, các tổ chức và EU để bàn thảo các giải pháp. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị phía EU lập đường dây nóng để trao đổi thông tin thường xuyên.

"Chi phí xây dựng bản đồ định vị vườn cà phê, truy xuất nguồn gốc rất lớn. Do đó, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của EU cũng như các đối tác về tư vấn pháp lý trực tiếp, về cách khai báo như thế nào để được công nhận", ông Tuấn nói.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2022 EU nhập khẩu 3,05 triệu tấn cà phê, trị giá 12,81 tỉ EUR. Với khối lượng xuất khẩu đạt 662.000 tấn, trị giá gần 1,54 tỉ EUR, Việt Nam là nhà cung cấp cà phê ngoại khối lớn thứ 2 cho EU, chỉ đứng sau Brazil.

El Nino đến gần, cà phê robusta Việt Nam hiếm và giá tăng cao

Thời tiết khắc nghiệt do El Nino làm dấy lên lo ngại hạt cà phê robusta từ các nhà sản xuất lớn như Việt Nam và Indonesia bị ảnh hưởng, dẫn đến giá tăng vọt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký nhiều thỏa thuận trị giá ngàn tỉ USD tại Qatar

Ông Trump ca ngợi tình bạn lâu năm của mình với Quốc vương Qatar, nói thêm Qatar đã ký kết 'đơn đặt hàng máy bay lớn nhất trong lịch sử Boeing'.

Ông Trump ký nhiều thỏa thuận trị giá ngàn tỉ USD tại Qatar

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

23h đêm 14-5, giá vàng thế giới bất ngờ bốc hơi gần 69 USD/ounce, rơi về mức 3.182 USD/ounce.

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Ông Phạm Nhật Vượng cùng ai góp vốn vào công ty vừa đăng ký làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Ông Phạm Nhật Vượng góp 3.060 tỉ đồng vào VinSpeed, sở hữu 51% cổ phần. Hai con trai ông, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Quân Anh mỗi người góp 30 tỉ đồng.

Ông Phạm Nhật Vượng cùng ai góp vốn vào công ty vừa đăng ký làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Sẽ phạt nặng nếu nhà đầu tư không chuyển tài sản mã hóa về tổ chức Việt Nam cấp phép

Bộ Tài chính đề xuất phạt 100 - 200 triệu đồng nếu nhà đầu tư không mở tài khoản và chuyển tài sản mã hóa đang sở hữu về lưu giữ, giao dịch tại các tổ chức được cơ quan này cấp phép.

Sẽ phạt nặng nếu nhà đầu tư không chuyển tài sản mã hóa về tổ chức Việt Nam cấp phép

Ngành cao su triển khai chuỗi hoạt động kéo dài 3 tháng, chăm lo đời sống gần 79.000 lao động

Chuỗi sự kiện do Công đoàn Cao su Việt Nam tổ chức diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7, bao gồm các hoạt động tri ân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc, khơi dậy sáng kiến dành cho công nhân...

Ngành cao su triển khai chuỗi hoạt động kéo dài 3 tháng, chăm lo đời sống gần 79.000 lao động

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân lúc 11h ngày 17-5.

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar