12/06/2023 08:49 GMT+7

Cà phê bệt Sài Gòn: Bụi bụi ngon ngon nhưng xin đừng xả rác bừa bãi

Cà phê bệt dần trở thành nét văn hóa của giới trẻ thành phố, tuy nhiên hoạt động này còn chưa đẹp khi hiện tượng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường vẫn đang xảy ra.

Cà phê bệt Sài Gòn: Bụi bụi ngon ngon nhưng xin đừng xả rác bừa bãi - Ảnh 1.

Cà phê bệt được các bạn trẻ yêu thích vì không gian ngoài trời thoáng đãng và cách thưởng thức đơn giản - Ảnh: TRẦN MẶC

Nếu Hà Nội nổi bật với trà chanh "chém gió" thì Sài Gòn có cà phê bệt. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của giới trẻ thành phố.

Một khi đã "bệt", ai cũng như nhau

Có mặt tại công viên 30-4 từ lúc 6h sáng, Nguyễn Huỳnh Đăng Khoa (quận Bình Thạnh) tranh thủ chọn cho mình một chỗ ngồi đắc địa, phóng tầm mắt ngắm trọn Dinh Độc Lập.

Thỉnh thoảng, Khoa đặt ly cà phê xuống ghế, giơ cao điện thoại và chụp lại những khoảnh khắc thú vị.

"Đối với cà phê bệt, ai nhìn vào đều công nhận đó là nét lạ của giới trẻ, mà chỉ có ở TP.HCM này mới có. Nó bụi bụi, mang đến sự thoải mái nhất cho người uống" - Đăng Khoa cho biết.

Cà phê bệt Sài Gòn: Bụi bụi ngon ngon nhưng xin đừng xả rác bừa bãi - Ảnh 2.

Khu vực công viên được nhiều bạn trẻ lựa chọn vì thoáng mát và có thể phóng tầm mắt ra Dinh Độc Lập - Ảnh: TRẦN MẶC

Mỗi sáng, khu vực xung quanh nhà thờ Đức Bà, , công viên 30-4 (quận 1, TP.HCM) có hàng trăm bạn trẻ đến uống cà phê. Nhộn nhịp nhất là vào dịp cuối tuần, chủ yếu là sinh viên, nhân viên văn phòng và một số khách du lịch.

Cà phê bệt chẳng cầu kỳ mà lại đơn giản đến không ngờ. Ở đây, người bán không cần sử dụng các loại máy móc hiện đại, thay vào đó là những phin, vợt truyền thống.

Cà phê được người bán pha sẵn từ khuya, cho vào chai nhựa rồi bỏ vào thùng đá ướp lạnh. Khi có khách, chủ quán chỉ cần đổ vào ly, thêm đá, sữa đặc hoặc sữa tươi...

Với tầm giá dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/ly, khách hàng được nhận kèm một tấm bạt hoặc bìa các tông để lót ngồi. Số khác đầu tư hơn, có cả bàn và ghế nhựa cho những khách muốn uống cà phê nhưng lại không muốn ngồi bệt.

Cà phê bệt Sài Gòn: Bụi bụi ngon ngon nhưng xin đừng xả rác bừa bãi - Ảnh 3.

Với ly cà phê khoảng 25.000 đồng, các bạn trẻ có thể ngồi trò chuyện từ sáng đến trưa - Ảnh: TRẦN MẶC

Cứ đều đặn hai tuần một lần, Đới Thị Ngọc Quỳnh (23 tuổi, quận 12) lại tìm đến quán cà phê bệt trên đường Công Xã Paris, hướng nhìn ra phía nhà thờ Đức Bà để thư giãn và tìm nguồn cảm hứng mới cho công việc.

Ngọc Quỳnh chia sẻ, khi đến đây, cô và các bạn của mình chấp nhận sự bất tiện về chỗ ngồi để có được sự thú vị của đời sống mà những quán cà phê sang trọng không có được.

"Khi ngồi bệt, mình cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn. Đa phần các bạn đều ngồi như vậy nên rất gần gũi mà không hề e ngại ánh nhìn của mọi người ở xung quanh. Đó là điểm đặc trưng mà mình nghĩ các quán cà phê khác khó làm được" - Ngọc Quỳnh chia sẻ.

Cà phê bệt lạ nhưng chưa đẹp

Cà phê bệt được nhiều bạn trẻ lựa chọn vì mức giá vừa phải, cách thưởng thức gần gũi với không gian thoáng đãng. Tại đây, các bạn trẻ có thể ngồi trò chuyện từ sáng đến trưa.

Tuy nhiên, nét văn hóa này chưa thực sự đẹp khi hiện tượng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường đang xảy ra hằng ngày.

Theo quan sát, xung quanh công viên có ít nhất 5, 6 điểm gửi xe hoạt động. Tuy nhiên, khi uống cà phê, nhiều bạn trẻ chọn đậu xe trên vỉa hè, dưới lòng đường - nơi các bạn có thể theo dõi và di chuyển ngay lập tức nếu đội quản lý trật tự đô thị đến.

Cà phê bệt Sài Gòn: Bụi bụi ngon ngon nhưng xin đừng xả rác bừa bãi - Ảnh 4.

Các bạn trẻ đậu xe dưới lòng đường dù nhiều điểm gửi xe hoạt động - Ảnh: TRẦN MẶC

Các "cư dân" cà phê bệt này phải "di tản" ít nhất một lần mỗi sáng, ngày nhiều nhất có thể đến 4, 5 lần. Khi Đội quản lý trật tự đô thị đến kiểm tra, người bán lập tức thông báo cho khách hàng. Nhóm bạn trẻ nhanh chóng dọn dẹp đồ đạc và cầm ly cà phê tản mác ra các nơi. Số ít vội lên xe, khởi động máy và chạy đi.

Ngay sau khi đội quản lý trật tự đô thị rời đi, mọi thứ lại trở về vị trí ban đầu.

Cà phê bệt Sài Gòn: Bụi bụi ngon ngon nhưng xin đừng xả rác bừa bãi - Ảnh 5.

Các bạn trẻ tản mác ra góc cây và các khu vực khác khi đội quản lý trật tự đô thị đến - Ảnh: TRẦN MẶC

Nguyễn Linh (23 tuổi, Bình Chánh) cho biết thường ra khu vực này để uống cà phê. Theo anh, đây đã trở thành một phần trong lối sống của dân thành phố.

"Mình đã quá quen với cảnh trật tự đô thị đến giải tán các quán cà phê bệt ở đây, mặc dù hơi lộn xộn nhưng mình thấy cũng bình thường. Chắc là do mình có suy nghĩ thoáng" - Nguyễn Linh chia sẻ.

Cà phê bệt Sài Gòn: Bụi bụi ngon ngon nhưng xin đừng xả rác bừa bãi - Ảnh 6.

Vào cuối tuần, hàng trăm bạn trẻ xếp hàng chờ mua cà phê bệt - Ảnh: TRẦN MẶC

Ngoài lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, tình trạng xả rác bừa bãi cũng xuất hiện tại khu vực uống cà phê bệt.

Chị Nhi (33 tuổi, Bình Thạnh), nhân viên cây xanh tại công viên 30-4, cho biết bên cạnh những bạn trẻ có ý thức tự dọn vệ sinh thì một số người sau khi uống bỏ lại ly nhựa, hộp thức ăn dọc theo lối đi. Vào cuối tuần, lượng rác thải khá nhiều.

Xét thấy, cà phê bệt là một trong những nét văn hóa đặc biệt của giới trẻ thành phố. Tuy nhiên, cần có kế hoạch phát triển và quản lý phù hợp để tạo thành nét văn hóa chung mà không ảnh hưởng vẻ đẹp của thành phố.

Tránh nắng nóng, sinh viên tìm đến cửa hàng tiện lợi, quán cà phê

"Nếu ngồi lâu, một người trong nhóm sẽ chủ động gọi thêm đồ uống tại quán nhưng tính ra vẫn rẻ hơn nếu dùng điện ở nhà", Kiệt chia sẻ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar