21/07/2023 15:36 GMT+7

Cả làng 'đói' nước, nghi các trang trại heo gây ô nhiễm

Ba trang trại heo không phép nghi xả thải gây ô nhiễm môi trường đã khiến một ngôi làng ở xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) phải bỏ nguồn nước sinh hoạt chung.

"Giọt nước" đầu nguồn làng O Gia bị bỏ hoang sau khi 3 trang trại heo xây dựng, xả thải từ trên cao, nghi gây ô nhiễm - Ảnh: H.C.Đ.

"Giọt nước" đầu nguồn làng O Gia bị bỏ hoang sau khi 3 trang trại heo xây dựng, xả thải từ trên cao, nghi gây ô nhiễm - Ảnh: H.C.Đ.

Hai năm trở lại đây, khu vực hệ thống nước tự chảy, là nguồn nước sinh hoạt chung của buôn làng người Jrai ở thung lũng suối đầu làng O Gia (xã Ia Pếch, dân làng gọi là "giọt nước") gần như vắng bóng người. Nguyên do là nguồn nước bị nhiễm chất bẩn, bốc mùi thối nghi do 3 trang trại heo ở trên ngọn đồi cách đó vài trăm mét đổ xuống, gây ô nhiễm.

Nguồn nước bị ô nhiễm

Ông Siu Thôn (57 tuổi, trú làng O Gia) đưa chúng tôi đến thăm "giọt nước" này. Ông Thôn cho hay "giọt nước" này làng sử dụng từ bao đời nay. Trước đây, mỗi buổi trưa, chiều khi đi làm về người dân thường tụ tập ở "giọt nước" đầu làng để lấy nước đem về uống, giặt áo quần.

"Nhưng giờ nước này bẩn rồi. Nó nhiễm phân heo trên trại heo xả xuống. Người làng giận lắm" - ông Thôn bày tỏ.

Chị Siu Nhe, người trong làng, nghi ngờ 3 trang trại chăn nuôi xả chất thải màu đen xuống khu vực suối.

"Sau những trận mưa lớn, nước ở con suối gần chỗ "giọt nước" trở nên đen kịt, mùi hôi nồng nặc hơn. Từ khi các trang trại heo xây dựng bên trên nguồn nước và phát tán mùi hôi, xả thải gây ô nhiễm thì "giọt nước" không sử dụng được nữa" - chị Siu Nhe cho hay.

Ông Siu Thôn cho biết người dân phải góp tiền lại đào và khoan giếng để có nước sử dụng sau khi nguồn nước chung bị ô nhiễm. "Việc mất "giọt nước" sinh hoạt chung là mất đi nét truyền thống văn hóa của đồng bào" - ông bức xúc.

Trang trại heo phía trên "giọt nước" làng O Gia và hệ thống xả thải - Ảnh: H.C.Đ.

Trang trại heo phía trên "giọt nước" làng O Gia và hệ thống xả thải - Ảnh: H.C.Đ.

Chúng tôi dùng flycam để quan sát thì phát hiện các hố chứa nước thải, phân heo nằm phía trên quả đồi, còn "giọt nước" của buôn làng thì ở ngay phía dưới, cách chưa tới 100m.

Một con mương rộng gần 2m với dòng nước đen kịt. Điểm cuối của con mương đen kịt này là 3 trang trại heo. Đến gần hơn, chúng tôi thấy nước từ hàng rào của khu vực chăn nuôi vẫn còn chảy.

Trang trại heo hoạt động "chui"?

Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Khôn Tuấn - chủ tịch UBND xã Ia Pếch - cho biết 3 trang trại chăn nuôi nêu trên xây cạnh nhau vào năm 2021, có quy mô hộ gia đình, gồm: ông Ngô Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hạnh và bà Trần Thị Ái Liên.

Ông xác nhận đến nay cả 3 trang trại này bị người dân phản ứng cho rằng gây ô nhiễm nguồn nước và mùi hôi.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi vì sao cấp phép xây dựng trại heo trên nguồn nước ở làng O Gia, ông Tuấn cho biết đã lấy ý kiến của làng, của người dân.

Vị chủ tịch xã cho hay giữa tháng 5-2023, xã kiểm tra phát hiện 3 trang trại này chăn nuôi tổng cộng 2.000 con heo. Có 3 hồ xử lý chất thải chứa phân lỏng có lót bạt nhưng chỉ có 1 hồ che đậy bằng bạt. Các trang trại còn dùng quạt thông gió thổi về phía khu dân cư làng O Gia.

Do đó, UBND xã đã yêu cầu chủ trang trại thực hiện đúng các cam kết bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện thêm các biện pháp che đậy toàn bộ các hồ chứa phân, dùng các vật liệu che các quạt thông gió, trồng thêm cây phân tán để tránh việc rò rỉ chất thải và phát tán mùi hôi ra môi trường xung quanh.

Vị trí mương xả thải từ khu vực trại heo đến "giọt nước" làng O Gia - Ảnh: H.C.Đ

Vị trí mương xả thải từ khu vực trại heo đến "giọt nước" làng O Gia - Ảnh: H.C.Đ

Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Đông - phó chủ tịch UBND huyện Ia Grai - cho biết cả 3 trang trại heo đều chưa được phép chăn nuôi do chưa hoàn thiện thủ tục giấy phép về môi trường trong chăn nuôi, nhưng chủ 3 trang trại vẫn triển khai chăn nuôi làm ảnh hưởng đến môi trường.

Theo ông, tất cả các hoạt động chăn nuôi đều phải thực hiện đúng quy định, đặt biệt là phải thực hiện nghiêm ngặt yêu cầu đảm bảo về môi trường.

Vị phó chủ tịch UBND huyện Ia Grai cho hay sẽ chỉ đạo kiểm tra vi phạm cũng như mức độ gây ô nhiễm nếu có của 3 trang trại chăn nuôi nêu trên để xử lý theo quy định, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân làng O Gia.

Dân chung cư ở Hà Nội kêu trời vì bể chất thải thấm sang nước sinh hoạt

TTO - “Hệ thống bể phốt, nước thải sinh hoạt của tòa nhà từ khi xây dựng đến nay chưa được thông hút khiến bể phốt nứt vỡ ngấm vào bể ngầm chứa nước sinh hoạt làm cho cư dân VINA2 vô cùng hoang mang, bức xúc…” - cư dân phản ảnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

Nhóm ba nam sinh ra khu vực đập nước ở Nghệ An chơi thì không may bị đuối nước. Lực lượng cứu hộ chỉ cứu được một em, hai em chết đuối.

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

'Nước sạch' đục ngầu, nổi bọt, đơn vị quản lý nói 'nước được xử lý kỹ lưỡng'

Nước từ hệ thống nước sạch ở xã Đăk Hà, Quảng Ngãi cấp cho người dân có hôm sạch trong, có bữa đục ngầu, bữa khác nổi bọt… khiến người dân lo lắng.

'Nước sạch' đục ngầu, nổi bọt, đơn vị quản lý nói 'nước được xử lý kỹ lưỡng'

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Nhà máy rác duy nhất đóng cửa, Cà Mau phải tạm chôn rác

Nhà máy xử lý rác duy nhất của tỉnh Cà Mau vẫn đóng cửa do vướng thủ tục về đơn giá, địa phương phải triển khai hệ thống chôn rác tạm thời để tránh nguy cơ ùn ứ rác diện rộng.

Nhà máy rác duy nhất đóng cửa, Cà Mau phải tạm chôn rác

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước khi chơi ở nhà cậu đã được các chiến sĩ cảnh sát giải cứu thành công.

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43

Người dân thành phố Đà Nẵng đăng ký biển số xe mới khi bấm ngẫu nhiên có thể được cấp biển 43 hoặc 92.

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar