12/12/2007 06:00 GMT+7

Cả ba chưa kịp nói gì

BS LƯƠNG LỄ HOÀNG
BS LƯƠNG LỄ HOÀNG

TT - Người bệnh vừa được tiêm mũi thuốc giảm đau. Thuốc đã bắt đầu tác dụng. Bằng chứng là bệnh nhân đi đứng dễ hơn.

Phóng to
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quyết tư vấn cặn kẽ cho một phụ nữ - Ảnh: Lan Anh
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Anh cũng đã có trên tay toa thuốc cho mấy ngày kế tiếp. Mọi việc như đã xong nhưng người bệnh sao vẫn tần ngần trước cửa phòng khám.

Hình như còn điều gì vướng mắc nhưng không giữa hai đốt sống thắt lưng. Đúng, anh ta đang băn khoăn vì một câu hỏi chưa tìm ra lời giải đáp. Liệu đây có là giải pháp khi anh đã được điều trị như thế nhiều lần? Liệu mũi thuốc giảm đau, liệu mấy viên thuốc kháng viêm mà anh đã thuộc tên nằm lòng có thể là đáp án, khi cột sống phải bệnh đến thế là do anh còng lưng vì chén cơm manh áo của gia đình nhiều miệng ăn? Liệu thuốc nào có thể chữa lành tận gốc khi nạn nhân phần nào cũng là thủ phạm?

Biết thế nhưng anh làm sao tìm ra đáp án khi đến nay anh vẫn chưa có dịp trần tình với thầy thuốc, với người anh tin tưởng hết lòng, về nỗi đau không nằm trong cột sống? Anh đành phải sống tạm vui với biện pháp, thay vì với giải pháp. Nhưng trong anh rõ ràng vẫn còn đó chút gì trăn trở.

Bác sĩ băn khoăn

Nhiều bệnh nhân đang đợi nhưng người thầy thuốc vẫn trầm ngâm với bệnh án của người bệnh đã đến nhiều lần. Có cảm giác gì khó tả, từa tựa như hổ thẹn, mặc dù anh đã làm tất cả điều phải làm trong quyền hạn và trách nhiệm của thầy thuốc, từ xét nghiệm đầy đủ cho đến chọn thuốc đặc hiệu. Nhưng sao vẫn thiếu gì đó khiến hiệu quả của liệu pháp chỉ chữa cháy cầm canh. Tuy người bệnh hài lòng vì dễ gì tìm được thầy thuốc còn nghĩ trước nghĩ sau trong thời buổi này, nhưng anh lại không mãn nguyện.

Đúng ra anh đã phải đối thoại lâu hơn, sâu hơn với bệnh nhân về nỗi khổ phía sau thay vì chỉ tập trung vào niềm đau trước mặt. Nhưng ngoài kia còn quá nhiều người bệnh. Thầy thuốc cũng chỉ là người. Anh đã nhiều lần tìm cho chính mình lời an ủi tạm bợ như thế mỗi khi phải đối thoại trực diện với lương tâm. Nhưng trong anh vẫn có gì ray rứt. Cứ như cảm giác của một người nhận việc dù đã hết lòng nhưng làm không xong vì lực bất tòng tâm.

Dược sĩ áy náy

Người bệnh vừa rời khỏi nhà thuốc. Không ai để ý đến anh vì nhà thuốc đông nghẹt khách hàng, ngoại trừ ánh mắt trông theo của cô bán thuốc. Người dược sĩ trẻ vừa làm xong công việc bán thuốc theo toa, đúng như qui định của ngành y tế. Nhưng cô vẫn cảm thấy như còn thiếu sót gì đó. Không thiếu liều, không sai lượng, cũng không trật tên thuốc, nhưng sao trao thuốc rồi cô vẫn chưa yên tâm!

Cô đã mấy lần bán thuốc cho người bệnh. Đã nhiều lần cô định nhắc nhở bệnh nhân về phản ứng phụ của thuốc khi dùng dài lâu. Đã hơn một lần cô định khuyên người bệnh nên dùng thêm thuốc bảo vệ đường tiêu hóa và mặt khác nên đặt thẳng vấn đề với thầy thuốc về liệu pháp rõ ràng chỉ có thể giải quyết triệu chứng. Nhưng cô chưa kịp mở lời thì người bệnh đã ra đi. Biết là người bệnh rồi đây sẽ trở lại, nghĩa là quá tốt cho nhà thuốc nhưng cô nào muốn thế!

Cô không muốn chỉ bán thuốc mà bán cả niềm vui trọn vẹn cho mỗi khách hàng. Trong thâm tâm cô chỉ mong nhiều người mua thuốc một lần rồi lành bệnh. Nhưng điều cô phải chấp nhận chỉ là cảm giác bẽ bàng khi đối diện với mặt trái của cuộc đời quá xa tầm tay. Nhìn theo bóng người bệnh, trong cô chợt dấy lên chút gì áy náy, cứ như ai đó vừa nhắc cô về thiên chức của nghề làm thuốc.

Muốn đối thoại

Một nền y tế không thể được vinh danh như có tính đại chúng nếu như đó chỉ là một loại dịch vụ trên cơ sở thuận mua vừa bán, cho dù có đủ trang thiết bị hiện đại, cho dù có thừa chuyên gia đầu ngành nhưng lại thiếu lời đối thoại chân tình trong mối tương quan giữa thầy thuốc và bệnh nhân.

Một nền y tế không thể đạt được hiệu quả tối ưu, như người người mong đợi, nếu không nhất quán từ chẩn đoán cho đến phác đồ điều trị giữa đôi bên, hay nói đúng hơn, giữa ba bên, giữa bác sĩ, dược sĩ và bệnh nhân, hay khéo hơn nữa, khi có thêm thành phần thứ tư, thân nhân của người bệnh. Khoảng cách giữa y khoa nặng phần kỹ thuật ở thế kỷ 21 và y thuật nồng nàn tính nhân bản dường như càng lúc càng diệu vợi vì tỉ lệ nghịch với bề dày cảm xúc của tất cả người trong cuộc.

Muốn đối thoại phải có kẻ nói và người nghe. Một chút lắng nghe từ mọi phía, một chút giãi bày từ đôi bên, liệu có khó lắm không? Chuyên gia trong ngành môi trường đang than phiền là Trái đất cứ nóng dần lên! Thật vậy sao? Hay chẳng qua chỉ vì tình người quá lạnh!

BS LƯƠNG LỄ HOÀNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/ lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/ lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar