09/08/2024 10:21 GMT+7

Bướu tuyến giáp lành tính, 3 năm sau bất ngờ thành ung thư

Bệnh lý tuyến giáp khá thường gặp, thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Đặng Thanh Hồng - khoa nội 1 Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM) - thăm khám một trường hợp có nhân tuyến giáp - Ảnh: XUÂN MAI

Bác sĩ Đặng Thanh Hồng - khoa nội 1 Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM) - thăm khám một trường hợp có nhân tuyến giáp - Ảnh: XUÂN MAI

Chủ quan với bệnh lý tuyến giáp dễ ung thư

Cách đây 3 năm, chị Y. (34 tuổi, TP.HCM) đi khám phát hiện bướu giáp, được sinh thiết với kết quả lành tính. Chị yên tâm về nhà và không tái khám vì tin tưởng là mình sẽ không bị ung thư.

Mãi một tháng trở lại đây, sờ thấy cục u to vùng cổ thì chị Y. đến khám tại một bệnh viện ở TP.HCM. Chị được siêu âm tuyến giáp nghi ngờ khối u ác tính và được sinh thiết, kết quả ung thư tuyến giáp.

Sau đó bệnh nhân được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo hạch cổ. Ca mổ diễn tiến khó khăn vì bướu để lâu đã dính vào những cấu trúc xung quanh và di căn nhiều hạch.

Kết quả sau mổ, chị Y. hồi phục tốt nhưng vẫn tiếp tục điều trị và phải uống i ốt phóng xạ.

Các bác sĩ nhận định nếu chị Y. tái khám sớm để được chẩn đoán sớm thì ca phẫu thuật sẽ dễ dàng hơn và có khả năng không phải uống i ốt phóng xạ sau đó.

Bà P.T.H. (50 tuổi, Đồng Nai) trong một lần đi khám sức khỏe tổng quát bất ngờ phát hiện mình bị u tuyến giáp.

Sau khi xem kết quả siêu âm, các bác sĩ đánh giá chưa cần phải sinh thiết kim nhưng bắt buộc phải theo dõi u 6 tháng/lần, điều chỉnh chế độ ăn uống.

“May mắn đi khám sức khỏe tổng quát sớm để biết sớm và theo dõi. Nhận được kết quả tôi cũng khá bất ngờ, không ngờ mình lại mắc bệnh”, bà H. nói.

Phát hiện bệnh lý tuyến giáp sớm dễ điều trị sớm

BS CK2 Nguyễn Văn Việt Thành - phó trưởng khoa lồng ngực - bướu cổ, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM - cho biết bệnh lý tuyến giáp bao gồm hai nhóm bệnh là nội khoa và ngoại khoa, thường gặp nữ giới và cao hơn gấp 4 lần so với nam giới.

Nhóm bệnh nội khoa đa phần thường do rối loạn chức năng tuyến giáp, thường gặp nhất là cường giáp, suy giáp, nhiễm độc giáp…

Người bệnh sẽ có các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, sụt cân, tay run, rụng tóc, dễ buồn ngủ, lãnh cảm…

Với bệnh lý ngoại khoa tuyến giáp gồm: u giáp lành tính và ung thư tuyến giáp, bệnh nhân soi gương thấy u vùng cổ.

Bác sĩ Thành chia sẻ bệnh lý tuyến giáp chiếm từ 4-13% trong dân số, số người mắc phải khá nhiều, nhiều người chưa biết mình mắc, chỉ khi đi khám sức khỏe tổng quát mới vô tình phát hiện. Người dân sống ở vùng cao, ít tiếp xúc với biển sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.

Các bệnh lý tuyến giáp nếu phát hiện sớm có thể điều trị bằng cách uống thuốc hoặc bổ sung muối i ốt trong dinh dưỡng. Tuy nhiên, có đến 5% khối u lành tính theo thời gian, số ít có thể hóa ác tính gây ung thư do đó cần phải theo dõi sát.

Ngoài ra, bệnh lý tuyến giáp chỉ phẫu thuật khi khối u ngày càng lớn, chèn ép các cơ quan vùng cổ như khí quản, thực quản, điều trị bằng thuốc không có tác dụng hoặc ung thư tuyến giáp.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp?

BS CKI Đỗ Tiến Vũ - khoa nội tiết - đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - cho biết kiểm tra sức khỏe định kỳ và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp.

Khi phát hiện những bất thường ở cổ hoặc bất cứ vấn đề liên quan đến sức khỏe, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, tư vấn điều trị. Việc phát hiện và chữa trị sớm sẽ giúp ngăn bệnh diễn tiến nặng.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng giúp hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp. Trong đó, i ốt giúp cân bằng, kích thích sản sinh các nội tiết tố cần thiết, giảm sự hình thành các khối u tuyến giáp. Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp i ốt mà phải cung cấp qua đường ăn uống.

Một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh tuyến giáp có thể lựa chọn: rong biển, tảo bẹ, rau mồng tơi, diếp cá, rau muống…

Nhóm axit béo, omega 3 có trong cá hồi, thịt bò, tôm, hàu, phô mai… Sữa chua ít béo chứa nhiều i ốt, vitamin D tốt cho tuyến giáp.

Các loại hạt: hạnh nhân, hạt điều… là nguồn cung cấp magie cho cơ thể, giàu protein thực vật, vitamin B, vitamin E và các khoáng chất khác hỗ trợ tuyến giáp hoạt động hiệu quả.

U giáp, ung thư tuyến giáp nên giữ hay cắt bỏ?

U tuyến giáp là bệnh lý rất phổ biến ở Việt Nam, nhưng việc điều trị hiện nay không thống nhất, đặc biệt là chỉ định mổ và cho thuốc hormon giáp bị lạm dụng khiến nhiều người "hối hận" thì đã muộn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

Hơn 3.000 phụ nữ tại TP.HCM sắp nhận được khoản trợ cấp 3 triệu đồng. Chính sách khuyến khích sinh con thứ hai này đang thu hút sự quan tâm lớn.

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Kết quả giải trình tự gene của một số bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM có 83% mẫu là biến chủng NB.1.8.1 đang lưu hành tại nhiều nước.

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Ngày 24-5, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế tiếp tục có quyết định thu hồi sản phẩm liên quan đến công ty nhà Đoàn Di Băng phân phối. Cục cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty EBC Group và Công ty VB Group.

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar