24/07/2014 10:19 GMT+7

Bướu tuyến giáp, có thể mang thai?

TS.BS TRẦN BÁ THOẠI (Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng)
TS.BS TRẦN BÁ THOẠI (Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng)

TT - Tôi 37 tuổi, có bướu tuyến giáp nhân đặc lành tính 18mm. Bác sĩ cho thuốc uống và nói phải điều trị lâu dài nhưng không biết có hết hay không. Hiện tôi muốn sinh em bé. Nếu đang uống thuốc mà có thai thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Nếu không uống thuốc thì bướu có to lên không? Có gây biến chứng gì cho thai nhi không? Rất mong bác sĩ tư vấn giúp.

(Quỳnh Như)

- Để chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp cần: (1) Siêu âm tuyến giáp để đo kích thước và biết cấu trúc, hình thể. (2) Đo nồng độ các hormone tuyến giáp: để xác định cường giáp, bình giáp hay suy giáp. (3) Đo nồng độ hormone tuyến yên: giúp phân định là nguyên phát hay thứ phát. (4) Định lượng các tự kháng thể: cần thiết trong các bệnh lý tuyến giáp tự miễn như Basedow, Hashimoto... (5) Sinh thiết tế bào tuyến giáp: chọc hút bằng kim nhỏ (FNA), là xét nghiệm không thể thiếu trong bướu giáp nhân, u tuyến giáp, ung thư giáp. Ngoài ra nếu có điều kiện nên làm thêm: (6) Đo độ tập trung iode, xạ hình tuyến giáp... (7) Đo xuất nhập iode qua định lượng iode thải ra trong nước tiểu và (8) Các xét nghiệm thăm dò liên quan như siêu âm tim, điện tim, phim tim phổi, đo điện giải đồ, đường máu, bilan lipid...

Theo thông tin trong thư, chị bị bướu giáp nhân đặc đường kính 18mm. Chưa có xét nghiệm hormone tuyến giáp và tuyến yên, đặc biệt chưa có xét nghiệm tế bào học (FNA), là cực kỳ quan trọng để xác định là loại nhân gì: lành hay ác?

Điều trị bướu giáp nhân chủ yếu là phẫu thuật, đặc biệt khi có xu hướng ác tính và chèn ép. Tóm lược chỉ định phẫu thuật là: (1) ác tính phải phẫu thuật, (2) lành tính có thể bóc nhân ngay hoặc theo dõi thêm, (3) nếu nghi ngờ có tân sinh nang, cần làm xạ hình: nhân nóng chỉ cần theo dõi, nếu nhân lạnh cần phẫu thuật.

Rất nhiều bệnh nhân phân vân nên hay không nên mổ khi có bướu giáp nhân lành tính vì gần 1/4 bướu giáp nhân lành tính sẽ chuyển thành ác tính vài năm sau, nên có quan điểm là mổ triệt để ngay để khỏi lo lắng sau này. Nhưng có hơn 3/4 là “không gì cả”, vậy cứ theo dõi sát lúc nào có chuyển dạng sẽ phẫu thuật cũng chẳng có gì muộn màng. Thường bác sĩ điều trị “ưu tiên” theo nguyện vọng của bệnh nhân.

Vì không rõ thuốc chị dùng là loại gì nên ảnh hưởng của nó lên thai nhi ra sao chúng tôi không thể trả lời được. Riêng việc phẫu thuật lấy nhân giáp không có ảnh hưởng gì về sản phụ khoa. Nhân đây xin nhắc là phụ nữ nên mang thai ở tuổi dưới 35 là tốt nhất.

TS.BS TRẦN BÁ THOẠI (Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar