26/08/2024 11:19 GMT+7

Bùng nổ tranh cãi khi CEO Telegram bị bắt

CEO Telegram bị bắt tại Pháp với những lý do liên quan tới việc quản lý mạng xã hội này. Nhưng trong mắt nhiều người, đó là cú đấm vào tự do ngôn luận ở phương Tây. Với ít nhất một người, đó chỉ vì CEO Telegram là người Nga.

Bùng nổ tranh cãi khi CEO Telegram bị bắt - Ảnh 1.

CEO và nhà sáng lập Telegram Pavel Durov - Ảnh: REUTERS

Câu chuyện CEO Telegram bị bắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm trên mạng xã hội. Hàng loạt nhân vật nổi tiếng và cả tranh cãi đã bình luận về vụ việc này, bao gồm Edward Snowden, Tucker Carlson, và Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev.

Vì sao CEO Telegram bị bắt?

Hôm 25-8, Pháp đã gia hạn lệnh tạm giữ đối với ông Pavel Durov, giám đốc điều hành (CEO) và nhà sáng lập ứng dụng mạng xã hội Telegram. Thời gian tạm giữ ban đầu để thẩm vấn có thể kéo dài tối đa 96 tiếng. Khi giai đoạn này kết thúc, cơ quan chức năng có quyền quyết định thả hoặc truy tố.

Trước đó vào ngày 24-8, ông Durov bị bắt khi đáp máy bay riêng tới sân bay Le Bourget ở ngoại ô Paris (Pháp). Việc bắt giữ này liên quan tới cáo buộc ông Durov không quản lý Telegram hiệu quả, và ông trở thành một phần trong cuộc điều tra liên quan tới lừa đảo, buôn bán ma túy, thúc đẩy chủ nghĩa khủng bố và nội dung độc hại trên nền tảng này.

Tuy nhiên, đối với những người ủng hộ "tự do ngôn luận", đây là hành động gây lo ngại của Chính phủ Pháp.

Ông Edward Snowden, cựu nhân viên Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) nổi tiếng vì tố giác Mỹ, chỉ trích Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vì vụ bắt CEO Telegram.

Ông Snowden cáo buộc ông Macron "bắt con tin" như một cách muốn tiếp cận các giao tiếp riêng tư của người dùng. "Điều này hạ thấp không chỉ nước Pháp mà là cả thế giới", vị này viết.

Trên mạng xã hội X của tỉ phú Elon Musk - nhân vật được cộng đồng ủng hộ xem như "người bảo vệ tự do ngôn luận" - cũng đầy rẫy bài đăng chỉ trích Pháp cũng như chia sẻ thuyết âm mưu về vụ bắt ông Durov.

Một tài khoản viết: "Pavel Durov, Julian Assange, Edward Snowden, liệu Elon Musk có là người tiếp theo?".

Nga yêu cầu Pháp giải thích vụ CEO Telegram bị bắt

Ông Durov sinh năm 1984 tại Nga, nhưng đã có quốc tịch ở nhiều nơi khác, bao gồm Pháp và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).

Ứng dụng Telegram của ông hiện có khoảng 950 triệu người dùng mỗi tháng, thuộc nhóm các mạng xã hội phổ biến nhất thế giới hiện nay. Cá nhân ông Durov cũng là một tỉ phú với tài sản khoảng 15 tỉ USD.

Ông Durov có sự nghiệp khá phức tạp. Ông rời Nga năm 2014 vì từ chối yêu cầu của chính phủ về việc đóng các nhóm đối lập trên mạng xã hội VK - sản phẩm ông tạo ra khi mới 22 tuổi. Rời bỏ VK, ông Durov tập trung phát triển Telegram, vốn là ứng dụng ông sáng tạo ra năm 2013 cùng anh trai Nikolai Durov.

Ngày nay, Telegram là một ứng dụng mạng xã hội và trò chuyện bảo mật cao, do đó trở thành nguồn thông tin nổi bật trong cuộc xung đột Ukraine - Nga. Cả chính phủ lẫn quân đội Ukraine và Nga đều được biết đã sử dụng Telegram cho các thông báo lẫn trao đổi thông tin.

Mặc dù ông Durov rời đi như một nhà bất đồng, chuyện chuyên gia công nghệ này bị bắt ở Pháp không khỏi khiến phía Nga cảm nhận sự thù địch.

Bàn về điều này hôm 25-8, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev cho rằng ông Durov đã "tính toán sai" khi rời khỏi Nga rồi nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ phải hợp tác với cơ quan an ninh nước ngoài.

Cách đây vài năm, ông Medvedev từng nói với ông Durov rằng một khi đã không hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật, ông Durov đi tới nước nào cũng gặp vấn đề.

"Ông ta tính sai rồi. Đối với mọi kẻ thù của chúng tôi hiện nay, ông ta là một người Nga, và do đó bị coi nguy hiểm, khó đoán. Durov nên hiểu rằng một người không thể chọn quê cha đất tổ của mình được", ông Medvedev nói.

Dù từng không chấp thuận chuyện kiểm duyệt của Nga, hiện ông Durov có vẻ không được truyền thông phương Tây ủng hộ. Báo chí phương Tây mô tả Telegram là một nền tảng đầy những thông tin sai lệch, đặc biệt về cuộc xung đột Ukraine - Nga.

Đài RT cho biết Nga đã liên lạc với Pháp, yêu cầu giải thích về việc bắt giữ ông Durov, cũng như đảm bảo quyền của CEO Telegram.

Tin tức thế giới 25-8: Pháp bắt lãnh đạo Telegram; Ukraine ca ngợi 'tên lửa drone' tự chế

Ukraine nói đã sử dụng vũ khí mới tấn công Nga; lãnh đạo mạng Telegram bị bắt ở Pháp; Mỹ cảnh báo thảm họa tràn dầu ở Biển Đỏ; Đức bắt nghi phạm vụ đâm dao do IS nhận trách nhiệm... là những tin tức đáng chú ý.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Ngày 4-7, Nga và Ukraine cùng thông báo đã tiến hành đợt trao trả tù binh mới, theo thỏa thuận đã đạt được trong vòng đàm phán tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước.

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Trung Quốc công bố mức thuế lên tới gần 35% với rượu mạnh từ Liên minh châu Âu, nhưng sẽ miễn trừ cho các nhà sản xuất cognac cam kết bán theo giá tối thiểu.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Chiều 4-7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Songwit Nunphakdee.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar