21/06/2024 11:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bức tranh đối ngoại lớn của Việt Nam

Chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, khi cả Nga và Việt Nam cũng như các nước khác đều tìm cách đa dạng hóa lựa chọn hợp tác về chính trị, an ninh và kinh tế.

Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp ngày 20-6 - Ảnh: NAM TRẦN

Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp ngày 20-6 - Ảnh: NAM TRẦN

Đối với Nga, chuyến đi của ông Putin tập trung vào bốn vấn đề quan trọng.

Thứ nhất, Nga muốn chứng minh rằng họ luôn trân trọng bạn bè, đối tác và các mối quan hệ truyền thống. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Matxcơva gặp sức ép từ phương Tây.

Thứ hai, đây là dịp để Nga và Việt Nam củng cố quan hệ kinh tế, đặc biệt trong ngành năng lượng.

Thứ ba, Nga hy vọng sẽ tiếp tục các cam kết về mua sắm vũ khí mới với Việt Nam.

Và thứ tư, Việt Nam và Nga sẽ tìm cách tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Với Việt Nam, việc tiếp đón ông Putin lần này nêu bật đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Hà Nội nhằm phục vụ tốt nhất cho lợi ích quốc gia.

Trước ông Putin, Việt Nam cũng đã chào đón các lãnh đạo thế giới như Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trong 12 tháng qua.

Việt Nam thể hiện chính sách đối ngoại độc lập và tự chủ của mình bằng cách đảm bảo với các đối tác chiến lược khác rằng Hà Nội coi trọng mối quan hệ với họ.

Ví dụ hôm 14-6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp gỡ Đại sứ Mỹ Marc Knapper.

Theo ông Tô Lâm, để duy trì đà hợp tác và triển khai hiệu quả khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện thời gian tới, hai bên nên đẩy mạnh hợp tác, trong đó có việc từng bước mở rộng hợp tác về an ninh - quốc phòng phù hợp mong muốn của cả hai bên.

Cùng ngày, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa hội kiến ông Vương Hỗ Ninh, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

Ông Vương cho rằng Trung Quốc và Việt Nam cần tiếp tục thực hiện hiệu quả tinh thần chỉ đạo và nhận thức chung quan trọng giữa hai tổng bí thư nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.

Kế đó, ngày 17-6, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang có cuộc gặp với một đoàn đại biểu Mỹ thuộc Hội đồng Công nghệ thông tin để thúc đẩy hợp tác. Ông Quang lưu ý rằng kinh tế, thương mại và đầu tư là "động lực chính thúc đẩy quan hệ song phương phát triển".

Tương tự, Việt Nam cũng thể hiện chính sách đối ngoại nhất quán của mình thông qua việc nỗ lực đạt cam kết trong các thỏa thuận với những đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của mình, cũng như các cam kết trong nhiều hiệp định thương mại tự do như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và đàm phán thiện chí về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) của chính quyền Tổng thống Mỹ Biden.

Trên bình diện quốc tế, Việt Nam tán thành các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đồng thời kêu gọi các bên liên quan "kiềm chế, ngừng chiến, nối lại đối thoại và tôn trọng luật pháp quốc tế".

Việt Nam công khai ủng hộ đối thoại ở Ukraine và lập trường của Việt Nam cũng được Tổng thống Nga tôn trọng.

Trong khi đó ở khu vực, Việt Nam sẵn sàng nâng tầm quan hệ song phương với Singapore. Và nói tóm lại, mối quan hệ Việt - Nga nên được xem như một phần trong bức tranh lớn hơn.

Quan hệ hữu nghị Việt - Nga: Tình bạn thủy chung trong thế giới nhiều biến đổi

Tổng thống Putin khẳng định Việt Nam là một người bạn và đối tác đáng tin cậy của Nga, và quan hệ hai nước đã vượt qua thử thách của thời gian.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar