01/11/2022 11:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bức thư gửi mẹ không bao giờ đọc được

CHÍ CÔNG
CHÍ CÔNG

TTO - 'Giá thời gian có thể quay lại, con sẽ trân trọng thời gian quý báu ấy, thêm một lần nữa con sẽ nói yêu mẹ đến chừng nào', cô gái Cẩm Thuy viết trong thư.

Bức thư gửi mẹ không bao giờ đọc được - Ảnh 1.

Cẩm Thuy hiện đang học ở Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang và thực hiện ước mơ của mẹ - Ảnh:C.CÔNG

"Mẹ ơi, con gái út của mẹ đây! Đứa con mà mẹ hay lo lắng giờ đã là cô sinh viên trường y, mẹ có biết không? 

Ngày nhận giấy trúng tuyển của trường, con bật khóc vì từng bước chạm đến tương lai của mình. Mẹ có tự hào về cô con gái bé nhỏ đã thực hiện được ước mơ của mẹ rồi không...".

Những dòng viết đầu lá thư ấy là của tân sinh viên Nguyễn Ngọc Cẩm Thuy đang học ngành điều dưỡng (Trường cao đẳng Y tế Kiên Giang) gửi bà Trần Kim Oanh - người mẹ quá cố.

Phần thưởng cuối cùng của mẹ

Cẩm Thuy tâm sự cùng mẹ: "Mà mẹ ơi, niềm vui của con không lúc nào trọn vẹn khi không có mẹ bên cạnh. Mẹ là người hiểu con nhất, để con nương tựa, chia sẻ với mẹ bao niềm vui nỗi buồn nhưng giờ con biết chia sẻ cùng ai. 

Giá thời gian có thể quay lại, con sẽ trân trọng thời gian quý báu ấy, thêm một lần nữa con sẽ nói yêu mẹ đến chừng nào".

Từng có một gia đình hạnh phúc, từng được cha mẹ dắt tay vào lớp học mẫu giáo. Thuy nhớ cái cảm giác sung sướng ấy biết bao! Nhưng niềm vui ngắn lắm, chẳng bao lâu cha mẹ ly hôn. Lúc ấy, đêm nào Thuy cũng thấy mẹ khóc và chỉ thầm ước "Đừng bắt con phải rời xa cha hay mẹ". Rồi cô gái quyết định theo mẹ.

"Mẹ hy sinh tất cả cho em. 2h sáng mỗi ngày mẹ đã thức đi lựa cá kiếm tiền. Để em một mình ở nhà trọ giữa khuya không yên tâm nên mẹ đã bồng em theo, cầm theo chiếc mền. Đến chỗ làm, mẹ xin chủ cho em ngủ một góc rồi mẹ làm việc", Thuy nhớ.

Làm công nhân lựa cá ở cảng cá Tắc Cậu, vất vả lắm mỗi ngày bà Oanh kiếm được chưa đến 100.000 đồng. Dè sẻn từng đồng, có gì ngon mẹ luôn dành cho con gái, có thừa mới đến phần mình. Thuy bảo cả đời không thể nào quên khoảnh khắc đó.

Nhưng nhớ nhất khi Thuy học lớp 2. Năm đó cô không được học sinh giỏi nhưng mẹ vẫn xin cô chủ nhiệm cho con lên nhận thưởng là những cuốn tập do bà góp tiền mua để động viên con. Thuy có ngờ đâu đó là món quà cuối cùng của mẹ...

Sau ngày lãnh thưởng, mẹ đưa Thuy về ngoại chơi và hứa sẽ quay lại đón. Nhưng rồi mẹ không bao giờ đến đón nữa. Tai nạn giao thông đã cướp mẹ của Thuy đi mãi. 

Lau giọt nước mắt lăn dài trên má, Cẩm Thuy nói từ giây phút đó, cô trở thành đứa con mồ côi, nương nhờ tình yêu thương của ông bà ngoại và các cậu, dì.

Em không cho phép mình gục ngã, cỡ nào cũng phải bươn chải đến trường để đáp lại công ơn ông bà ngoại, cậu dì, thầy cô và thực hiện ước mơ của người mẹ quá cố.

NGUYỄN NGỌC CẨM THUY

"Con học đến đâu, ngoại lết theo đến đó"

Bức thư gửi mẹ không bao giờ đọc được - Ảnh 3.

Bữa cơm nghèo mà đầy ắp yêu thương ông bà ngoại đãi Cẩm Thuy đi học - Ảnh: C.CÔNG

Chạy xe rẽ qua mấy chặng đường cong cong, đầy khúc khuỷu, chúng tôi đến được nhà ngoại Cẩm Thuy nằm sâu trong nội đồng ở huyện Châu Thành (Kiên Giang). Căn nhà cấp 4 có cái chái phía sau là nơi Thuy và ông bà ngoại ăn ngủ, sinh hoạt hằng ngày nay đã xuống cấp nhiều.

Mái lá, kèo cột có chỗ bị mối mọt ăn mục nát. Cái nắng giữa trưa xuyên qua mái lá rọi sáng xuống nền nhà. Gió rít từng hồi làm miếng bạt cũ che phía hông nhà vỗ phành phạch. 

Bà Phạm Thu Nhân - ngoại Cẩm Thuy - nói muốn lợp lại nhà cũng mất ít nhất 10 triệu đồng, lo không nổi. 

"Mà nếu có số tiền đó cũng sẽ để dành cho con Thuy đi học. Nhà có mưa, nắng hay dột chút đỉnh cũng hổng sao! Mơi mốt mấy cậu con Thuy cho tiền hoặc ông nhà tôi đi đốn lá ven sông lên lợp lại cũng được" - ngoại Thuy nói.

Cả nhà chỉ có gần hai công đất ruộng, mỗi năm ông bà mần hai vụ lúa, cứ lấy lúa cũ đổi lúa mới để ăn chứ không dư dả gì. 

Để có thêm chút tiền, ông Trần Ngọc Hiển (69 tuổi) - ông ngoại Thuy - đi vác lúa thuê, xịt thuốc, đào mương, đốn khóm, lặn bùn non, ai thuê gì làm nấy kiếm chừng 200.000 đồng/ngày. 

Dè sẻn lắm, bà Nhân tích cóp mua được con heo thả nuôi.

Bà kể sau bốn tháng nuôi bán đi cũng lời chừng 500.000 đồng, cộng thêm tiền bán mấy con vịt xiêm, con gà nữa cũng có thể đóng tiền trường cho Thuy. 

"Nó học giỏi, tui dặn gắng mà học, nghèo cũng phải học, không được bỏ dở giữa chừng. Con học đến đâu ngoại tìm cách lết theo con đến đó", nói tới đó, mắt bà Nhân đỏ hoe.

Được hôm nghỉ, Cẩm Thuy về thăm ngoại. Bà Nhân chuẩn bị sẵn, đãi cô cháu gái rau lang, mồng tơi luộc ăn kèm với cá lóc đồng kho khô mặn. Bữa cơm quê ấm áp và đầy ắp tình yêu thương của ngoại. 

"Có gà vịt đó mà tôi không dám mần, để đó kẹt còn có cái đem bán cho Thuy đi học", ông Hiển góp lời.

Rồi ông dẫn ra trước nhà, chỉ con gà mái mới quậy ổ đẻ được 10 trứng. Ông nâng niu từng cái vì chỉ ít tháng nữa thôi chúng nở thành bầy gà con, rồi gia đình có thêm ít tiền phụ cháu đi học. 

Ở Rạch Giá, Thuy ăn mặc cũng tiện tặn. Tranh thủ thời gian rảnh, cô cũng ghé một vài nơi hỏi xin việc làm thêm.

Cô Trần Thị Minh Thảo - giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của Thuy tại Trường THPT Châu Thành - nói dù hoàn cảnh Thuy rất khó nhưng bạn rất nghị lực, vượt khó và học giỏi. 

Cô Thảo nói tin tưởng cô trò nhỏ sẽ nên người, chỉ là mong sẽ có nhiều tấm lòng giúp Thuy vượt khó lúc này để có thể hoàn thành ba năm học cao đẳng sắp tới.

Tìm cách giúp cô sinh viên mồ côi

Ông Lâm Quốc Khánh - trưởng phòng công tác học sinh sinh viên Trường cao đẳng Y tế Kiên Giang - cho biết nhà trường đã nắm thông tin về hoàn cảnh của Thuy, cũng đang xem xét để Thuy rơi vào trường hợp nào sẽ áp dụng để bạn hưởng chế độ chính sách phù hợp.

"Trước mắt trong thời gian này, nhà trường cố gắng vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ học bổng giúp Thuy có thêm phần nào đó trang trải chuyện học hành", ông Khánh cho hay.

Bức thư gửi mẹ không bao giờ đọc được - Ảnh 5.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

‘Tiếp sức tân sinh viên khó khăn, tôi như thấy bóng dáng của mình năm xưa'

TTO - Ngày 30-9, đại diện một số tập thể cùng các cá nhân đã đến báo Tuổi Trẻ ủng hộ quỹ học bổng "Tiếp sức đến trường", góp tay chia sẻ với tân sinh viên khó khăn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đưa kinh nghiệm dân gian vào trí tuệ nhân tạo cảnh báo sạt lở, thiên tai

Kinh nghiệm dân gian, hình ảnh thực tế và đóng góp cộng đồng là những dữ liệu quan trọng để trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống GIS, bản đồ số cảnh báo sớm sạt lở, thiên tai.

Đưa kinh nghiệm dân gian vào trí tuệ nhân tạo cảnh báo sạt lở, thiên tai

Kịch tính pha lái máy bay phun thuốc sâu cứu 2 trẻ kẹt giữa dòng nước xiết

Ngày 3-7, mạng xã hội xôn xao video ghi lại cảnh người đàn ông dùng máy bay không người lái cột dây bay ra giữa sông lần lượt đưa hai em nhỏ bị mắc kẹt giữa dòng nước chảy xiết lên bờ.

Kịch tính pha lái máy bay phun thuốc sâu cứu 2 trẻ kẹt giữa dòng nước xiết

Tạm giữ hình sự người lái xe máy tông vào cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ

Liên quan vụ thiếu tá cảnh sát giao thông hy sinh khi làm nhiệm vụ, Công an tỉnh Lai Châu đang tạm giữ hình sự người lái xe máy tông thẳng vào cán bộ này.

Tạm giữ hình sự người lái xe máy tông vào cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ

Phi công bung dù như những bông hoa 'nở' trên bầu trời Tuy Hòa

Huấn luyện nhảy dù là một trong những nội dung quan trọng trong công tác huấn luyện, đào tạo phi công, góp phần nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời cũng như xử lý tốt các tình huống tác chiến trên không và mặt đất.

Phi công bung dù như những bông hoa 'nở' trên bầu trời Tuy Hòa

Công nhân cùng nhau đi thiện nguyện

Họ là những công nhân từ khắp nơi, gặp nhau tại TP.HCM và có cùng đam mê làm thiện nguyện. Từ nhóm nhỏ, họ dần kết lại với nhau và hình thành Câu lạc bộ thanh niên tình nguyện Khu chế xuất Tân Thuận.

Công nhân cùng nhau đi thiện nguyện

Nữ bí thư xã phát biểu xúc động trong lễ sáp nhập tỉnh Đắk Lắk: Lời tâm huyết từ công tác cơ sở

Bí thư Đảng ủy xã Ea Knuếc ở Đắk Lắk có bài phát biểu xúc động trong lễ công bố thành lập tỉnh sáng 30-6, nhận nhiều lời khen từ nhân dân và cộng đồng mạng.

Nữ bí thư xã phát biểu xúc động trong lễ sáp nhập tỉnh Đắk Lắk: Lời tâm huyết từ công tác cơ sở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar