18/06/2019 14:27 GMT+7

Bức ảnh này là lời cảnh báo 'mọi thứ đã quá trễ'?

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Bức ảnh đàn chó kéo xe chân ngập trong nước ở Greenland khiến cộng đồng thế giới giật mình và được chia sẻ mạnh trên mạng cuối tuần qua. Liệu có còn kịp để chống biến đổi khí hậu?

Bức ảnh này là lời cảnh báo mọi thứ đã quá trễ? - Ảnh 1.

Bức ảnh này chụp ngày 13-6-2019. Đàn cho kéo xe ở Greenland thay vì đi trên tuyết thì chân lại ngập trong nước. Năm nay mùa băng tan ở Greenland đến sớm thứ nhì trong lịch sử - Ảnh: Viện Khí tượng Đan Mạch

Băng ở Greenland tan với tốc độ cực nhanh năm nay đã khiến một nhóm các nhà khoa học Đan Mạch và sau đó là cả thế giới sững sờ.

Khi đang trên đường cùng nhóm đồng nghiệp thu hồi các thiết bị khí tượng, nhà khoa học Steffen Olsen thuộc Viện Khí tượng Đan Mạch đã chụp lại bức ảnh đàn chó kéo xe chân ngập trong nước trên một khối băng lớn nằm ở Vịnh Inglefield, tây bắc Greenland.

Nhìn vào bức ảnh, người xem có cảm giác đàn chó đang đi trên mặt nước. Tác giả Olsen giải thích đây là một khối băng dày 1,2m, nhưng do băng tan quá nhanh, và nước biển có tính thẩm thấu chậm, nên nước còn đọng lại nhiều trên bề mặt.

Theo nhà khoa học, thời điểm chụp bức ảnh chỉ là một ngày hơi khác thường, tuy nhiên tính biểu tượng của nó đủ khiến bất cứ ai cũng phải suy ngẫm. 

Mùa băng tan năm nay ở Greenland đến sớm thứ nhì trong lịch sử, tính từ năm 1980.

Hôm qua (17-6), các nhà ngoại giao và chuyên gia khí hậu thế giới đã nhóm họp tại Đức (dự kiến đến ngày 27-6) để thảo luận về biến đổi khí hậu trong bối cảnh dư luận toàn cầu gia tăng sức ép lên các chính phủ.

Thời tiết cực đoan ngày càng tăng và các dấu hiệu khác vài năm trở lại đây khiến không ít người lo lắng cho tương lai Trái đất.

Sự kiện lần này tập trung tháo gỡ những vướng mắc còn tồn đọng từ hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tổ chức ở Ba Lan tháng 12-2018. Giới chuyên gia sẽ thảo luận các vấn đề kỹ thuật, riêng lãnh đạo EU sẽ bàn về chiến lược khí hậu dài hạn trong ngày 20-6.

Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố ủng hộ đề xuất ngưng phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển đến năm 2050 - động thái đòi hỏi thế giới phải chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch hoàn toàn. 

Các nước gồm Anh, Đức và Pháp dự kiến sẽ đưa sáng kiến này vào luật trong năm nay.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar