09/10/2024 15:58 GMT+7

Bóng tối trong đệ nhất gia tộc Singapore có thể hóa giải sau khi bà Lý Vỹ Linh qua đời?

Sau khi em gái qua đời, ông Lý Hiển Long đăng bài chia sẻ đầy cảm động, đề cập đến 'bóng tối' trong gia đình liên quan di chúc của Lý Quang Diệu.

Bóng tối trong đệ nhất gia tộc Singapore có thể hóa giải sau khi bà Lý Vỹ Linh qua đời? - Ảnh 1.

Cựu thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chia sẻ ảnh cùng em gái Lý Vỹ Linh trên Facebook ngày 9-10 - Ảnh: Facebook

Bà Lý Vỹ Linh, con gái của cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, qua đời tại nhà riêng vào sáng 9-10 ở tuổi 69. Bà được chẩn đoán mắc chứng liệt trên nhân tiến triển, một rối loạn não hiếm gặp, vào năm 2020.

Bà là con giữa của ông Lý Quang Diệu, cùng với anh trai là Lý Hiển Long và em trai là Lý Hiển Dương.

"Em là một chiến binh"

Viết trên Facebook, ông Lý Hiển Long nói em gái mình là một chiến binh. "Em ấy rất trung thành với bạn bè, theo bản năng đồng cảm với kẻ yếu thế và sẽ tích cực hành động khi thấy sự bất công hoặc nghi ngờ có hành vi sai trái", ông viết.

Cựu thủ tướng Singapore nhớ lại khi còn nhỏ, cha đã từng dặn dò ông thay mình chăm sóc mẹ và các em nếu có chuyện gì xảy ra. "Thật đáng buồn, sau khi ông qua đời vào năm 2015, bóng tối bao trùm giữa các em tôi và tôi, và tôi không thể thực hiện được mong muốn của cha. Nhưng tôi không có gì chống lại Linh và tiếp tục làm mọi cách có thể để đảm bảo phúc lợi cho em ấy", ông Lý Hiển Long cho biết.

Khi tuyên bố về bệnh tình của mình năm 2020, bà Lý Vỹ Linh mô tả đây là "một căn bệnh não khá kinh khủng" mà cái chết là một sự may mắn. 

Căn bệnh này bắt đầu với các triệu chứng giống như bệnh Parkinson, làm suy giảm khả năng vận động và khả năng giữ thăng bằng, sau đó là khó khăn trong việc nuốt, viêm phổi. 

Sự tiến triển của bệnh sẽ dẫn đến chứng sa sút trí tuệ và các thay đổi hành vi như mất kiểm soát và bốc đồng.

Trước khi bà Lý Vỹ Linh bệnh nặng, anh em nhà họ Lý đã bất đồng gay gắt trong nhiều năm liên quan di chúc của cha mình. Tranh chấp xoay quanh việc nên làm gì với ngôi nhà cổ của người cha quá cố: phá hủy nó như trong di chúc của ông hay để chính phủ quyết định xem có nên biến nó thành di tích lịch sử hay không. Luật pháp Singapore cho phép chính phủ chuyển ngôi nhà thành di tích.

Bóng tối có hóa giải trong đệ nhất gia tộc Lý của Singapore sau khi bà Lý Vỹ Linh qua đời?   - Ảnh 3.

Ông Lý Quang Diệu (trái) khi còn sống, cùng các con Lý Hiển Long, Lý Vỹ Linh và Lý Hiển Dương - Ảnh: Strait Times

Mâu thuẫn trong đệ nhất gia tộc Singapore

Một bên của cuộc mâu thuẫn là người con trai cả Lý Hiển Long, người cho rằng chính phủ có quyền quyết định nên làm gì với ngôi nhà. Bên kia là các em của ông, ông Lý Hiển Dương và bà Lý Vỹ Linh. Bà Lý Vỹ Linh không lập gia đình và sống tại ngôi nhà trên cùng cha mẹ sau khi 2 người anh ra riêng. Vào thời điểm 2017, ngôi nhà ước tính có giá trị 17 triệu USD.

Năm 2017, bà Lý Vỹ Linh và ông Lý Hiển Dương đã công khai mâu thuẫn với anh trai mình, khi đó là thủ tướng đương nhiệm của Singapore, cáo buộc ông Lý Hiển Long lạm dụng quyền lực để phá hoại nỗ lực phá dỡ ngôi nhà gỗ của gia đình theo di nguyện của cha họ. Bà thậm chí gọi anh trai là "gian dối và tinh quái", theo báo Straits Times.

Tuy nhiên ông Lý Hiển Long bác bỏ cáo buộc rằng ông muốn giữ nguyên vẹn ngôi nhà gỗ để duy trì di sản thể hiện sự tôn kính mà hầu hết người dân Singapore vẫn dành cho ông Lý Quang Diệu.

Chưa rõ "bóng tối" trong gia đình họ Lý sẽ ra sao sau khi bà Lý Vỹ Linh qua đời. Trong di chúc, ông Lý Quang Diệu nói rõ rằng dinh thự sẽ bị phá dỡ khi bà không còn sống ở đó nữa.

"Tôi hy vọng khi tới thời điểm phải ra quyết định, Chính phủ Singapore lúc đó sẽ đưa ra sự lựa chọn hợp với ý nguyện của cha tôi và lợi ích chung của người dân", ông Lý Hiển Long từng chia sẻ trước đó.

Felix Tan, một nhà phân tích chính trị từ Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), nhận định một bộ phận xã hội và Chính phủ Singapore muốn giữ nguyên ngôi nhà. "Điều này sẽ tiếp tục di sản, không chỉ là câu chuyện về Lý Quang Diệu, mà còn là biểu tượng của huyền thoại và truyền thuyết về ông như một phần của lịch sử Singapore", ông Tan đánh giá trên tờ Asia Times.

Ông Lý Quang Diệu di nguyện gì?

Ông Lý Quang Diệu chuyển đến ngôi nhà năm phòng ngủ tại số 38 đường Oxley vào năm 1945. Ông đã lãnh đạo đất nước Singapore trong 3 thập kỷ và chính tại ngôi nhà này, Đảng Hành động nhân dân của ông được hình thành.

Trước khi mất vào năm 2015, ông từng nói rằng ông muốn phá hủy ngôi nhà vì ông không thích việc du khách đến tham quan và việc bảo tồn sẽ rất tốn kém. Ông đã đưa ý nguyện này vào di chúc và nói thêm rằng nếu không thể phá bỏ ngôi nhà, ông muốn đóng cửa với công chúng, ngoại trừ gia đình và con cháu.

Xôn xao chuyện chỉnh sửa di chúc ông Lý Quang Diệu

TTO - Các công tố viên đang nghi một thành viên trong số các anh em của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã can thiệp vào di chúc của cha, tức cố thủ tướng Lý Quang Diệu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Hai bên nhất trí hướng tới các dự án cụ thể và mang tính biểu tượng trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Sau bài phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu Giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Ngày 10-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Ấn Độ và Pakistan đã đồng ý 'ngừng bắn toàn diện và ngay lập tức' sau ngày thứ tư hai nước tấn công vào các cơ sở quân sự của nhau.

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Ngày 10-5, các nhà lãnh đạo Pháp, Anh, Đức và Ba Lan đã nhất trí sẽ kêu gọi Nga chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày với Ukraine, bắt đầu từ ngày 12-5.

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Ngày 10-5, Hãng tin AFP dẫn thông tin từ cảnh sát địa phương cho biết chính quyền Taliban vừa bắt giữ 14 người ở miền bắc Afghanistan vì chơi nhạc cụ và ca hát, những hoạt động bị Taliban hạn chế.

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar