01/07/2011 04:23 GMT+7

Bỗng dưng mất đất!

TRUNG TÂN
TRUNG TÂN

TT - Ðang sở hữu đất với giấy tờ hợp pháp, bỗng dưng một ngày đã thấy một phần đất của mình nằm trong sổ đỏ của người khác, khiếu nại nhiều lần vẫn chưa được giải quyết. Ðó là tình trạng mà những người dân ở Ðắk Lắk đang gặp phải.

Phóng to

Bà Thương bên căn nhà gỗ dựng lên trên phần đất bị lấn chiếm để giữ đất - Ảnh: Trung Tân

Năm 1992, vợ chồng bà Hà Thị Thương và ông Phạm Văn Bá vào thôn 1, xã Cư M’Lan (Ea Súp, Ðắk Lắk) khai hoang mảnh đất diện tích khoảng 1.200m2, chiều dài theo tỉnh lộ 1 là 11m. Ngày 14-10-1997, bà Thương được UBND xã Cư M’Lan xác nhận quyền sử dụng miếng đất này.

Năm 2000, ông Bá cho vợ chồng ông Nguyễn Phương Thức và bà Tạ Thị Nhật đang khó khăn mượn 5m ngang theo tỉnh lộ 1 làm nhà ở tạm. Ông Bá và ông Thức là bạn chiến đấu ở chiến trường Campuchia khi xưa nên hai bên không làm giấy tờ giao mượn đất.

Cho mượn đất rồi... mất luôn

Mọi chuyện trở nên rắc rối vào năm 2001, khi bà Tạ Thị Nhật quay lại (sau khi ly hôn với ông Thức và sinh sống nơi khác một thời gian) cho rằng mảnh đất nói trên gia đình bà đã mua với giá 6 triệu đồng vào năm 2000. Bà đã trả 1,2 triệu, còn nợ 4,8 triệu đồng hẹn trả sau. Bà cũng không còn giữ giấy tờ mua bán.

Ngày 1-5-2003 (là ngày nghỉ lễ), bà Nhật viết một đơn xin xác nhận việc bà có mua đất, nhờ ông Nguyễn Văn Trường - phó chủ tịch UBND xã Cư M’Lan - xác nhận. Dựa vào giấy này, Phòng tài nguyên - môi trường huyện Ea Súp đã công nhận có việc mua bán đất giữa hai bên vào ngày 8-7-2005. Tuy nhiên, UBND huyện Ea Súp đã buộc Phòng tài nguyên - môi trường huyện phải làm lại vì có nhiều chứng cứ chưa thuyết phục. Ðến ngày 17-10-2006, UBND huyện đã ra quyết định công nhận phần đất tranh chấp thuộc sở hữu của gia đình bà Thương.

Bà Nhật khiếu nại đến UBND tỉnh Ðắk Lắk. Thế rồi ngày 9-10-2007, UBND tỉnh Ðắk Lắk đã ra quyết định buộc bà Thương trả đất cho bà Nhật.

Nhận được quyết định của UBND tỉnh Ðắk Lắk, đến lượt bà Thương làm đơn khiếu nại để đòi lại đất. Éo le là lần này cả xã rồi huyện lại giải quyết theo quyết định của tỉnh, tức phủ nhận quyết định năm 2006 của chính họ. Không chấp nhận, bà Thương tiếp tục khiếu nại đến UBND tỉnh Ðắk Lắk nhưng cũng không thay đổi được gì!

Ông Phạm Văn Thước, chủ tịch UBND xã Cư M’Lan, cho biết nguồn gốc đất đúng là của gia đình bà Thương khai hoang và xã đã có công nhận. Việc phó chủ tịch Nguyễn Văn Trường tự ý ký xác nhận vào ngày 1-5-2003 cho bà Nhật là hoàn toàn trái với quy định pháp luật. Tỉnh căn cứ vào bằng chứng này để quyết định giao phần đất tranh chấp cho bà Nhật là thiệt thòi cho bà Thương.

"Tuy nhiên, sau đó chúng tôi đã hướng dẫn gia đình bà Thương phải kiện quyết định của tỉnh ra tòa để đòi lại công bằng. Về phần mình, là cấp dưới, theo nguyên tắc phải thực hiện theo quyết định của trên" - ông Thước phân trần.

Ðồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Bình - phó chánh thanh tra huyện Ea Súp - cho biết: "Khi được UBND huyện giao xác minh vụ tranh chấp, chúng tôi nhận thấy không có việc mua bán đất giữa hai bên và công nhận đất thuộc về bà Thương. Tuy nhiên, khi tỉnh về làm đã ra quyết định ngược lại. Chúng tôi cũng nhiều lần kiến nghị quyết định trên là không đúng, nhưng không thay đổi được gì. Theo nguyên tắc công việc chúng tôi phải phục tùng và huyện đã phải cấp sổ đỏ cho bà Nhật".

"Chúng tôi biết như vậy là thiệt thòi cho bà Thương nhưng không biết làm cách nào! Sau khi có quyết định của tỉnh, bà Thương cứ khiếu nại xã, huyện nhưng không có tình tiết gì mới nên không thể giải quyết. Chúng tôi đã nhiều lần hướng dẫn bà Thương kiện quyết định của UBND tỉnh ra tòa hành chính để được giải quyết nhưng bà Thương không nghe" - ông Bình nói thêm.

Phóng to
Giấy xác nhận do bà Nhật tự ghi rồi nhờ phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Trường ký vào, trở thành căn cứ để bà Nhật đòi đất - Ảnh: Trung Tân

Bị "cấp chồng" bìa đỏ

15 năm trước, ông Lê Anh Dũng (P.Thành Công, TP Buôn Ma Thuột, Ðắk Lắk) có mua một mảnh đất rẫy diện tích 4.942m2 tại P.Tân Lợi (TP Buôn Ma Thuột). Mới đây, ông Dũng phát hiện ông Hồ Ngọc Diệm lấn sang phần đất của ông 150m2.

Ông Dũng liên hệ Phòng tài nguyên - môi trường TP Buôn Ma Thuột để xin đối chiếu hồ sơ gốc. Khi so sánh giữa bản đồ tổng thể khu đất và sổ đỏ thì phần đất của ông Dũng trùng khớp về diện tích, chiều dài và bề ngang thửa đất. Trong khi đó, sổ đỏ của ông Diệm (được cấp sau sổ đỏ của ông Dũng) lại dôi lên so với sơ đồ 150m2.

Ông Dũng đã gửi đơn lên Phòng tài nguyên - môi trường TP Buôn Ma Thuột nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời. "Khi khiếu nại với các cán bộ chuyên trách về việc đất mình bị cắt vô cớ thì họ nói phải ra tòa kiện đòi lại đất. Ðất mình có sổ đỏ hợp pháp, vì sai sót nào đó của cán bộ lại bắt tôi đi kiện. Sai đó đâu phải do tôi!" - ông Dũng nói.

Ông Hoàng Xuân Phương, chuyên viên Phòng tài nguyên - môi trường TP Buôn Ma Thuột, cho biết: "Chúng tôi đang tiến hành thu thập các thủ tục, hồ sơ đất gốc... để đối chiếu cũng như đo đạc thực địa để xác minh. Nếu ông Dũng khiếu nại đúng, chúng tôi sẽ có ý kiến để thành phố thu hồi sổ đỏ đã cấp cho ông Diệm, chỉnh sửa đúng diện tích thực tế, trả lại phần đất lấn chiếm của ông Dũng. Không hề có việc chúng tôi hướng dẫn ông Dũng ra tòa kiện đòi lại phần đất đã mất, có thể do ông Dũng hiểu lầm".

TRUNG TÂN

Giao đất không có sơ đồ!

Trường hợp của ông Trịnh Văn Cường (60 tuổi, ở tổ dân phố 4, thị trấn Phước An, Krông Pắk, Đắk Lắk) cũng thật oái oăm. Năm 1997, ông Cường mua mảnh đất diện tích 5,5x18m của lâm trường Krông Pắk (nay là lâm trường Phước An), có phiếu thu tiền và được lâm trường chứng nhận.

Nhưng khi ông Cường đem hồ sơ đến UBND thị trấn Phước An xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất này thì xảy ra tranh chấp với ông Nguyễn Xuân Quang (cùng ở thị trấn Phước An).

Ông Quang cho rằng ông Lê Trọng Thú (nguyên cán bộ lâm trường Phước An, nay đã mất - NV) đã cắt đất của ông đem bán cho ông Cường. Tuy nhiên theo hồ sơ của lâm trường Phước An, ông Quang chỉ được thanh lý hơn 400m2 nhưng thực tế đã sang nhượng cho bốn hộ dân với tổng cộng 770m2. Hơn nữa, trong giấy bán đất viết tay cho một hộ dân ở sát đất ông Cường, ngày 14-6-1997 chính ông Quang đã xác nhận phần đất này của ông Cường.

Ông Nguyễn Bản Thìn, chuyên viên Phòng tài nguyên - môi trường huyện Krông Pắk, cho biết ông Cường có mua đất thật nhưng không có biên bản giao đất thực địa. Lâm trường lại không lập sơ đồ thửa đất nên bây giờ không thể xác định thực tế đất ông Cường ở vị trí nào...

Ông Cường nói dù không có biên bản bàn giao đất thực địa nhưng khi giao đất, ông Thú có dẫn ông ra xem và chỉ mốc ranh giới thửa đất.

Về tờ giấy bán đất viết tay do ông Quang viết nêu trên, ông Thìn cho biết: “Phòng tài nguyên - môi trường không có chứng cứ này trong hồ sơ, chúng tôi sẽ thu thập và tiến hành xác minh. Sắp tới UBND huyện sẽ kết luận xác định thực tế đất thuộc về ai”.

TRUNG TÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ vụ livestream cảnh người phụ nữ nghi bị đánh trong phòng trọ ở phường Thủ Dầu Một, TP.HCM

Lực lượng chức năng phường Thủ Dầu Một, TP.HCM đang xác minh, làm rõ vụ người phụ nữ ôm con nhỏ bị người đàn ông tát liên tiếp vào mặt, livestream trên mạng xã hội.

Làm rõ vụ livestream cảnh người phụ nữ nghi bị đánh trong phòng trọ ở phường Thủ Dầu Một, TP.HCM

Bắt khẩn cấp hai anh em ruột vụ sát hại ba anh em sau cuộc nhậu ở Đồng Tháp

Tối 12-7, thông tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết đã bắt khẩn cấp và ra quyết định tạm giữ hình sự hai anh em ruột để điều tra, làm rõ, xử lý hành vi giết người.

Bắt khẩn cấp hai anh em ruột vụ sát hại ba anh em sau cuộc nhậu ở Đồng Tháp

Tờ rơi rải nhiều nơi, dân sợ tín dụng đen trỗi dậy ở Nha Trang

Tình trạng tờ rơi rải đầy kèm số điện thoại “cho mượn tiền” trên nhiều đường, hẻm ở phường Tây Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang khiến người dân lo sợ tái diễn nạn “tín dụng đen” được “xã hội đen” bảo kê.

Tờ rơi rải nhiều nơi, dân sợ tín dụng đen trỗi dậy ở Nha Trang

Nhóm cướp 'nhí' mang dao cướp tài sản giữa phố lúc rạng sáng

Ba thiếu niên ở Hà Nội vừa bị bắt sau khi dùng dao đe dọa, cướp tài sản của nam thanh niên 18 tuổi lúc rạng sáng trên phố Tô Hiệu.

Nhóm cướp 'nhí' mang dao cướp tài sản giữa phố lúc rạng sáng

Chủ đầu tư chung cư Nam An chiếm đoạt 210 tỉ đồng của 496 khách hàng sắp hầu tòa

Tòa án nhân dân TP.HCM đã ban hành quyết định xét xử bị cáo Võ Thị Phượng (giám đốc Công ty Siêu Thành) và Trần Thị Thùy Trang về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chủ đầu tư chung cư Nam An chiếm đoạt 210 tỉ đồng của 496 khách hàng sắp hầu tòa

Tụ tập lúc rạng sáng chờ 'đối thủ', 9 thanh niên bị công an xử phạt

9 thanh niên tụ tập lúc rạng sáng ở công viên Hoàng Hoa Thám, phường Long An, Tây Ninh chờ nhóm thanh niên khác đến giải quyết mâu thuẫn. Gặp công an tuần tra, không ai xuất trình được giấy tờ.

Tụ tập lúc rạng sáng chờ 'đối thủ', 9 thanh niên bị công an xử phạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar