14/04/2012 06:48 GMT+7

Bolero và kỷ niệm với nhạc sĩ Trúc Phương

LÊ NGUYỄN (TP.HCM)
LÊ NGUYỄN (TP.HCM)

LTS: Loạt bài "Bolero lại sáng đèn" đã nhận được hơn 100 email phản hồi của độc giả yêu thích dòng nhạc bolero. Nhiều độc giả cũng chia sẻ thêm những kỷ niệm của mình gắn với các ca khúc thuộc dòng nhạc này.

Phóng to
Nhạc sĩ Trúc Phương - Ảnh tư liệu

Tuổi Trẻ trích đăng:

Khoảng giữa năm 1985, nhạc sĩ Trúc Phương - người từng được xem như là "ông hoàng" của dòng nhạc bolero - được nhận vào công tác tại Hội Văn nghệ Cửu Long và được cấp một căn phòng tại số 6 Hưng Ðạo Vương, thị xã Vĩnh Long để ở. Trúc Phương có dáng người cao, lưng hơi tôm. Anh bị cận thị, lãng tai và mắc bệnh suyễn nặng. Anh có thói quen ăn mặc rất chỉnh tề, thích ăn ngọt và không uống rượu. Sau khi chia tay vợ, đã có mấy phụ nữ thoáng qua cuộc đời anh... Mỗi khi quen với chị nào, anh thường tặng nhạc do anh mới sáng tác cho mỗi chị. Hà, vợ tôi, là liên lạc viên rất tích cực cho những cuộc tình chóng vánh này.

Có một kỷ niệm tôi nhớ mãi là vào năm 1988, lúc này Trúc Phương đang sống ở Sài Gòn, tôi đang theo học Trường đại học Mỹ thuật. Ngoài giờ học, tôi cùng một số bạn bè đi làm thêm về mỹ thuật cho nhà hàng Ðại Dương (nằm trên đường Kỳ Ðồng, gần nhà thờ Chúa Cứu Thế, Q.3) do thầu khoán Chín Củi lãnh xây dựng. Anh Chín Củi gốc là dân Trà Vinh, quen thân với anh Trúc Phương, đã cưu mang anh trong thời gian này.

Một lý giải khác về hai từ “nhạc sến”

Báo Tuổi Trẻ đã có loạt bài thú vị về dòng nhạc bolero, nhắc nhớ những kỷ niệm khó quên của lớp người Sài Gòn nay đã ở độ tuổi 60-70 trở lên. Bài báo cũng có nhắc đến cách giải thích từ “nhạc sến” xuất phát từ tên minh tinh người Áo Maria Schell, điều này cần được minh xác.

Để giải thích nguồn gốc từ “nhạc sến”, xin được nhắc lại là sau cuộc di cư của hàng triệu người miền Bắc vào Nam những năm 1954-1955, từ “con sen” dành chỉ các cô giúp việc nhà đã khá phổ biến trong đời sống tại Sài Gòn. Trong ngôn ngữ của một số nhà văn viết phóng sự lúc bấy giờ và cả trong ngôn ngữ thường nhật, hai từ “Mari Sến” được dành để giễu cợt các cô sen thường có cách nghĩ, cách sống của lớp người bình dân trong xã hội, mà trong cách sống đó, phổ biến nhất là học và ca những bài hát dễ thuộc, dễ ca. Chính do hai từ “Mari Sến” dành chỉ tầng lớp con sen hay hát dòng nhạc trên mà phát sinh thêm hai từ “nhạc sến”.

Gần chỗ công trình đang xây dựng có một quán cơm bụi giá rẻ như bèo. Hằng ngày, chúng tôi thường cùng ra ăn cơm ở đó. Hôm đó nhằm chiều thứ bảy cuối tuần, anh Chín Củi dẫn cả bọn tôi ra quán cơm bụi này để bồi dưỡng ...cơm bình dân và lai rai rượu thuốc. Anh Trúc Phương dù không uống rượu nhưng cũng ngồi chung với chúng tôi. Cuộc vui kéo dài nửa chừng, trời bắt đầu mưa tầm tã. Bất chợt có hai người hành khất, một cụt chân, một mù hai mắt đội mưa bước vào! Cả hai - một đàn guitar thùng, một hát bài Mưa nửa đêm.

Lúc đó ánh mắt của anh Trúc Phương tối sầm lại. Anh lẩm bẩm: "Nhạc của mình biến thành nhạc ăn mày rồi!".

Thấy vậy, anh Chín Củi đứng dậy, kéo tay hai người hành khất kia, miệng nói:

- Lại đây hai chú em, ngồi xuống cùng ăn cơm và lai rai với chúng tôi cho vui.

Khi cả hai cùng ngồi xuống, bất chợt Trúc Phương buột miệng:

- Hai chú mày hát nhạc của ai, biết không?

Một người nhanh nhảu trả lời:

- Dạ biết, nhạc Trúc Phương đó!

Trúc Phương cười buồn, mắt ngân ngấn nước:

- Trúc Phương chính là anh, chính tác giả đây!

Hai người ăn mày sửng sốt trong giây phút, rồi người cụt chân chợt quỳ sụp xuống, hai tay nâng cây đàn lên ngang mày, miệng nói:

- Ôi, em xin bái kiến sư phụ. Em hát nhạc của sư phụ, mãi đến hôm nay mới được diện kiến sư phụ. Xin sư phụ chỉ giáo cho em!

Trúc Phương cầm lấy cây đàn:

- Ðể anh hát tặng mấy chú em bài hát này nhé!

Tôi muốn hỏi có phải vì đời chưa trọn vòng tay/ Có phải vì tâm tư giấu kín trang thư còn đây/ Nên những khi mưa nửa đêm/ Làm xao xuyến giấc ngủ chưa đến tìm... Anh hát say sưa giữa hè phố Sài Gòn, hát tặng những người hành khất trong một quán cơm nghèo! Những người lao động có mặt trong buổi chiều mưa hôm đó ngồi lặng lẽ rồi lần lượt đến vây quanh anh. Cô bé con chủ quán cơm xúc động, giơ tay dụi mắt giấu lệ! Hôm ấy, Trúc Phương hát như một lời than đau đớn...

Ấy vậy mà đã 16 năm trôi qua, kể từ ngày anh qua đời, 21-9-1996.

Tôi ghi lại những dòng này để thay nén hương tưởng nhớ hương hồn anh, một nhạc sĩ đã để lại cho đời những bài nhạc bolero đi sâu vào lòng người như: Mưa nửa đêm, Nửa đêm ngoài phố, Buồn trong kỷ niệm, Ðò chiều, Tàu đêm năm cũ, Hai chuyến tàu đêm...; và những bài hát sáng tác sau 1975: Về chín dòng sông hò hẹn, Về An Quãng Hữu, Hoa sách... (mà trong đó nhan đề ca khúc Về chín dòng sông hò hẹn của anh được chọn làm tên cho chương trình hội diễn văn nghệ quần chúng hằng năm của các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay).

LÊ NGUYỄN (TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Tâm thư' của HIEUTHUHAI, bé Kem mê Anh trai say hi và bình minh của công nghiệp biểu diễn

HIEUTHUHAI nói "ngày mai thể nào người ta cũng sẽ nói mấy đứa này đứng dưới mưa coi mấy thứ vô bổ. Nhưng mình nghĩ là cái hạnh phúc của mình, mình tự quyết. Không để ai ý kiến ý cò gì hết".

'Tâm thư' của HIEUTHUHAI, bé Kem mê Anh trai say hi và bình minh của công nghiệp biểu diễn

Ca sĩ Duy Mạnh ra bài hát ‘Bố chuột’ khịa hãng 'xe Mẹc'

Nghe bài ‘Bố chuột’ của Duy Mạnh khịa Mercedes-Benz Việt Nam, khán giả bình luận hài hước: Có mùi ‘Kiếp đỏ đen’, hit của ca sĩ nhiều năm trước.

Ca sĩ Duy Mạnh ra bài hát ‘Bố chuột’ khịa hãng 'xe Mẹc'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Âm nhạc của Giáo hoàng

Trong phim The Two Popes có cảnh khi Giáo hoàng Francis (lúc đó còn là Hồng y) tới gặp Giáo hoàng Benedict, hai người chuyện trò.

Âm nhạc của Giáo hoàng

Trung Quốc nới lỏng 'hạn Hàn': Lạc quan hay lo sợ?

Dù chưa từng chính thức xác nhận việc 'hạn Hàn', nhưng Trung Quốc thực sự đã hạn chế làn sóng Hàn tại nước này trong 10 năm qua.

Trung Quốc nới lỏng 'hạn Hàn': Lạc quan hay lo sợ?

Tự Long, Tuấn Hưng giỏi 'nịnh' fan và nịnh nhau

Tự Long nắm chặt tay và 'tỏ tình' với Tuấn Hưng, cho biết các anh tài rất yêu thương nhau. Tuấn Hưng thú nhận 'lấy lòng' Gai con để níu kéo thanh xuân.

Tự Long, Tuấn Hưng giỏi 'nịnh' fan và nịnh nhau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar