09/07/2018 15:26 GMT+7

Bồi dưỡng nghiệp vụ, sao giáo viên phải đóng tiền?

PHÚ ĐIỀN
PHÚ ĐIỀN

TTO - Việc học bồi dưỡng là cần thiết nếu để nâng cao năng lực nghiệp vụ cho thầy cô giáo, tuy nhiên không ít giáo viên thắc mắc là việc thầy cô phải bỏ tiền để đóng học phí có đúng không?

Bồi dưỡng nghiệp vụ, sao giáo viên phải đóng tiền? - Ảnh 1.

Theo thông tư số 22/2015, thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT công lập quy định tại điều 5, mục 2, khoản d: Ngoài các yêu cầu về trình độ chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học... phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng I, II, III.

Cụ thể: Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số: V.07.04.102. Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số: V.07.04.113. Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số: V.07.04.12. Do vậy, hiện nay giáo viên đều phải bắt buộc học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I, II, III tùy thuộc vào hạng đang giữ.

Việc học bồi dưỡng là cần thiết nếu để nâng cao năng lực nghiệp vụ cho thầy cô giáo, tuy nhiên có không ít giáo viên thắc mắc là việc thầy cô phải bỏ tiền để đóng học phí có đúng không? 

Số tiền mỗi giáo viên phải đóng cũng khác nhau tùy theo mỗi địa phương. Ví dụ phòng GD-ĐT ở một huyện khi hợp đồng với trường ĐH ở miền Trung bồi dưỡng cấp chứng chỉ là 2.600.000 đồng/giáo viên/2 tuần, trong khi đó theo tôi biết tại Hà Nội lại thu 3.000.000 đồng/giáo viên... 

Nếu nhân số tiền này với giáo viên THCS cả nước là con số không hề nhỏ, trong khi đời sống của đại đa số giáo viên vẫn còn không ít khó khăn và thời gian học lại tổ chức vào dịp giáo viên được nghỉ hè.

Vào cuối năm học 2017-2018, nhiều trường THCS ở địa phương tôi còn phổ biến cho giáo viên đăng ký học bồi dưỡng giáo viên THCS hạng I, II, III. Nhiều giáo viên hỏi nếu không đăng ký học có được không? 

Câu trả lời chung là phải học để giữ hạng và để tính hưởng lương mới từ năm 2021 theo vị trí, việc làm chức danh nghề nghiệp, do vậy tất cả giáo viên dù muốn hay không cũng đều phải đăng ký học.

Theo ý kiến của nhiều giáo viên, việc phải học để có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THCS hạng I, II, III là không cấp thiết vì không phải học để nâng cao nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy chuẩn bị cho việc đổi mới căn bản toàn diện chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được thực hiện từ năm 2020-2021 (đối với lớp 6), mà học chỉ để cập nhật cho đủ chứng chỉ theo thông tư số 22.

Vậy có cần vội thực hiện không? Vì chương trình học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là những kiến thức chung cụ thể: như học kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung; rồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp... Nên chăng ngành giáo dục tổ chức bồi dưỡng phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới thì thiết thực hơn.

Hơn nữa, việc thu tiền học bồi dưỡng của giáo viên không phải là quy định của Bộ GD-ĐT trong công tác bồi dưỡng thường xuyên hằng năm cho giáo viên.

PHÚ ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan điều kiện thành lập trường tư thục trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

'Khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, chúng ta có quyền công bố rộng rãi, chắc chắn chúng ta là nước duy nhất trong ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông'.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Nhiều cơ hội đang mở rộng cho học sinh, sinh viên Việt Nam đến học tại Nam Úc. Ngược lại, một số tổ chức giáo dục Nam Úc cũng rất quan tâm đến thị trường TP.HCM.

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Đại biểu Quốc hội: Cha mẹ khá giả tự nguyện từ chối hỗ trợ, miễn học phí, được không?

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần có cơ chế cho phép phụ huynh tự nguyện không nhận chính sách hỗ trợ, miễn học phí.

Đại biểu Quốc hội: Cha mẹ khá giả tự nguyện từ chối hỗ trợ, miễn học phí, được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar