19/07/2021 16:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ Y tế xuất máy thở, điều chuyển hệ thống ECMO cho TP.HCM

XUÂN MAI - HOÀNG LỘC
XUÂN MAI - HOÀNG LỘC

TTO - Bộ Y tế vừa có quyết định xuất 10 máy thở chức năng cao, 5 máy lọc máu liên tục, 10 hệ thống thở oxy dòng cao (HFNC), đồng thời điều chuyển 2 hệ thống ECMO từ Bắc Giang cho Sở Y tế TP.HCM.

Bộ Y tế xuất máy thở, điều chuyển hệ thống ECMO cho TP.HCM - Ảnh 1.

Một bệnh nhân COVID-19 nặng điều trị tại Bệnh viện Điều trị COVID-19 Trưng Vương TP.HCM - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ngày 19-7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký văn bản xuất trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho Sở Y tế TP.HCM, từ kho dự phòng chống dịch của Bộ Y tế tại Công ty cổ phần Sanofi Việt Nam.

Cụ thể, xuất 10 máy thở chức năng cao (Model: Puritan Bennett 840, Hãng Covidien của Tập đoàn Medtronic, xuất xứ Ireland) do Tập đoàn Vingroup - Công ty CP hỗ trợ công tác phòng chống dịch. 

Xuất từ số trang thiết bị dự phòng của bộ giao cho Bệnh viện Nhi trung ương mua phục vụ công tác phòng chống dịch gồm: 5 máy lọc máu liên tục, 10 hệ thống thở oxy dòng cao (HFNC).

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng điều chuyển 5 máy thở chức năng cao và 2 hệ thống ECMO (tim phổi nhân tạo). Đây là một số trang thiết bị trước đó Bộ Y tế từng xuất cho ngành y tế Bắc Giang chống dịch COVID-19 hồi tháng 5.

Chi phí vận chuyển hàng từ kho bảo quản về nơi sử dụng do đơn vị tiếp nhận chi trả theo quy định. 

Sở Y tế TP.HCM có trách nhiệm bảo quản, quản lý, sử dụng trang thiết bị được cấp hiệu quả, đúng mục tiêu và chỉ sử dụng để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, hạch toán và theo dõi số trang thiết bị được cấp theo chế độ kế toán; quản lý các trang thiết bị được cấp phát theo quy định của Luật quản lý sử dụng tài sản công; quyết toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Y tế về kinh phí phòng chống dịch. 

Trang thiết bị có thể điều chuyển cho các đơn vị khác để phục vụ công tác phòng chống dịch trong trường hợp Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo. 

Trong bối cảnh số ca mắc ở TP.HCM ngày một tăng cao (tính đến ngày 19-7 là gần 33.000 ca), đặt hệ thống điều trị vào tình trạng quá tải, thiếu các trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch. Ngày 13-7, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ trang thiết bị điều trị cho bệnh nhân trong tình huống cấp bách.

Ngoài hỗ trợ trang thiết bị y tế, Bộ Y tế đã điều lực lượng hơn 4.000 nhân viên y tế từ 24 đơn vị trung ương, địa phương chi viện cùng TP.HCM chống dịch.

Ngày 9-7, Bộ Y tế nhận được công văn số 4375/SYT-KHTC ngày 9-7 của Sở Y tế TP.HCM về việc hỗ trợ trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, chẩn đoán phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.

Đến ngày 19-7, Bộ Y tế gửi văn bản đến Sở Y tế TP.HCM về việc đề xuất hỗ trợ trang thiết bị chống dịch COVID-19.

Theo Bộ Y tế, ngoài ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ, bộ đã kêu gọi, vận động các tập đoàn, các doanh nghiệp và các tổ chức viện trợ, tài trợ nhưng do nguồn lực có hạn nên bộ đã hỗ trợ một số trang thiết bị, vật tư để Sở Y tế có thêm nguồn lực chống dịch.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan báo cáo UBND thành phố khẩn trương mua sắm vật tư, thuốc, trang thiết bị cần thiết đáp ứng các tình huống dịch bệnh theo các kịch bản mà thành phố đã xây dựng.

Đề nghị Sở Y tế lưu ý khi đề xuất danh mục, số lượng đề nghị hỗ trợ hoặc mua sắm phải có tính khả thi, phù hợp với các kịch bản, tình huống dịch bệnh, với danh mục, số lượng các vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác giám sát, điều trị mà Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Đồng thời cần rút kinh nghiệm không nên đề xuất số lượng quá lớn, không có tính khả thi như tại công văn 4375/SYT-KHTC ngày 9-7 nêu trên, bởi công văn đề nghị này dễ dẫn đến suy diễn và có những thông tin không đầy đủ về tình hình dịch bệnh, có thể dẫn đến khủng hoảng truyền thông về dịch bệnh

TP.HCM huy động toàn bộ xe cứu thương tại cơ sở y tế để chuyển F0 đi điều trị

TTO - Văn phòng UBND TP.HCM có văn bản thông báo kết luận của Chủ tịch Nguyễn Thành Phong tại cuộc họp bàn giải pháp điều phối các ca nhiễm COVID-19 không triệu chứng đến bệnh viện dã chiến thu dung, và F0 chuyển nặng đến bệnh viện.

XUÂN MAI - HOÀNG LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Gần đây, nhiều người trong một gia đình, cơ quan cùng chung biểu hiện sốt, đau đầu, ho, sổ mũi… Thời điểm này, số ca mắc COVID-19 ở nước ta cũng tăng nhẹ.

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Chiều 20-5, đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của người bán nổi tiếng trên mạng xã hội là Ngân 98, sau ồn ào thời gian gần đây.

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 21-5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của các công ty khác nhau trên cả nước.

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?

Niềng răng là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay, giúp dịch chuyển răng mang lại hàm răng đều đặn. Tuy nhiên, khi niềng răng thường dễ bám thức ăn và mảng bám hơn và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi.

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?

Tin tức sáng 21-5: Hôm nay Quốc hội ấn định ngày bầu cử khóa mới; Người dân TP.HCM ăn quá mặn

Tin tức đáng chú ý: Hôm nay Quốc hội ấn định ngày bầu cử; Người dân TP.HCM ăn quá mặn; Thêm một cổ phiếu bị buộc rời khỏi sàn chứng khoán...

Tin tức sáng 21-5: Hôm nay Quốc hội ấn định ngày bầu cử khóa mới; Người dân TP.HCM ăn quá mặn

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Một nghiên cứu vừa phát hiện các đặc điểm tính cách có thể là lý do dẫn đến việc mất ngủ.

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar