26/03/2022 23:00 GMT+7

Bộ Y tế kiến nghị tiếp nhận 13,7 triệu liều vắc xin trẻ em từ nguồn viện trợ

N.AN
N.AN

TTO - Với 13,7 triệu liều vắc xin từ nguồn viện trợ của Úc, Bộ Y tế khẳng định nếu được tiếp nhận sẽ triển khai tiêm ngay trong tháng 4-2022.

Bộ Y tế kiến nghị tiếp nhận 13,7 triệu liều vắc xin trẻ em từ nguồn viện trợ - Ảnh 1.

Bộ Y tế đề nghị tiếp nhận 13,7 triệu liều vắc xin trẻ em - Ảnh: T.L

Bộ Y tế vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em do Úc viện trợ. Bộ Y tế cho biết Úc khẳng định có thể viện trợ khoảng 13,7 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em.

Theo đó, trong đợt 1 sẽ có khoảng 9,7 triệu liều vắc xin, gồm 700.000 liều vắc xin do Pfizer sản xuất và 9 triệu liều vắc xin do Moderna sản xuất. Số vắc xin này đều có hạn sử dụng dài nhất đến tháng 7-2022, đang sẵn có tại Úc và có thể vận chuyển về Việt Nam vào đầu tháng 4-2022 ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục.

Đợt 2 có khoảng 4 triệu liều vắc xin do Pfizer sản xuất được Chính phủ Úc viện trợ thông qua UNICEF. Bộ Y tế cho hay phía Úc đang hoàn thiện các thủ tục và dự kiến cung cấp trong tháng 4-2022. Phía Úc sẽ sớm cung cấp các hồ sơ của vắc xin để Bộ Y tế khẩn trương cấp phép sử dụng theo quy định và vận chuyển về Việt Nam khi được phê duyệt.

Với chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Y tế cho hay đang khẩn trương rà soát, đánh giá các loại vắc xin có thể tiêm cho trẻ em. Thực hiện việc đánh giá tình hình, dự báo nhiễm virus của trẻ em và việc tiêm sau khi bị nhiễm virus; kinh nghiệm của các nước; các cam kết viện trợ vắc xin của các nước, trên cơ sở đó kiến nghị số vắc xin cần mua báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đối với số lượng 13,7 triệu liều vắc xin cho trẻ em của Pfizer và Moderna sản xuất mà phía Úc cam kết viện trợ, Bộ Y tế khẳng định có thể triển khai tiêm chủng ngay từ tháng 4-2022 theo phương châm an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả.

Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ phối hợp Bộ Ngoại giao tiếp tục vận động viện trợ vắc xin cho trẻ em từ nguồn COVAX, Chính phủ Hoa Kỳ, một số nước và tổ chức quốc tế trên cơ sở tiến độ, khả năng tiêm chủng và tình hình thực tiễn.

Trên cơ sở đó, Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng cho phép tiếp nhận viện trợ 13,7 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 kể trên để thực hiện triển khai tiêm từ đầu tháng 4. Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế thúc đẩy phía Úc sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý, hồ sơ kỹ thuật để cấp phép sử dụng và sớm vận chuyển vắc xin về nước để triển khai tiêm chủng.

Bộ Y tế cho hay sẽ đề xuất số lượng vắc xin cần mua thêm nếu cần thiết để tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi sau khi rà soát, dự báo tình hình tiêm vắc xin của trẻ em và số lượng vắc xin dự kiến được viện trợ.

Tin sáng 24-3: Đã tiêm trên 202 triệu mũi vắc xin COVID-19, có tiếp tục nghiên cứu vắc xin nội?

TTO - Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 3 này, đến nay Việt Nam đang có 3 ứng viên vắc xin COVID-19 sản xuất trong nước và chuyển giao công nghệ đang triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, giai đoạn 3 và vẫn đang nghiên cứu phát triển.

N.AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Một nữ bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng thuốc giảm cân, thải độc collagen không rõ nguồn gốc.

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1-1-2026, và có giá trị pháp lý như sổ bảo hiểm xã hội bằng bản giấy.

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar