27/06/2022 12:21 GMT+7

Bộ Y tế: COVID-19 chưa thể là bệnh lưu hành và không chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B

DƯƠNG LIỄU
DƯƠNG LIỄU

TTO - Bộ Y tế vừa công bố dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, Bộ Y tế nêu rõ nguyên nhân chưa thể chuyển COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B và chưa thể coi COVID-19 là bệnh lưu hành, mặc dù số ca nhiễm đã giảm.

Bộ Y tế: COVID-19 chưa thể là bệnh lưu hành và không chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B - Ảnh 1.

Bệnh viện điều trị COVID-19 ở Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Trong dự thảo lấy ý kiến góp ý của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các bộ, ngành, tỉnh, thành và chuyên gia, Bộ Y tế nêu rõ trong nước, tuy tỉ lệ tử vong đã giảm nhiều so với giai đoạn trước (tỉ lệ chết/mắc giảm mạnh từ 1,03% trong tháng 1-2022 xuống còn 0,06% trong tháng 5-2022) nhưng vẫn ghi nhận trường hợp tử vong và nhiều ca bệnh nặng đang được theo dõi, điều trị.

Chưa chuyển COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B

Hiện Việt Nam chưa thể chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Theo Bộ Y tế, virus SARS-CoV-2 biến đổi liên tục (từ tháng 12-2019 đến nay ghi nhận 5 biến thể mới và trong vòng 6 tháng qua biến thể Omicron có 5 biến thể phụ), nguy cơ xuất hiện biến thể mới với khả năng lây lan nhanh, gây bệnh nặng, tỉ lệ tử vong cao, khả năng né tránh miễn dịch vẫn chưa được đánh giá đầy đủ, chưa dự báo được.

Theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn liên quan thì có nhiều quy định rất khác biệt cần phải điều chỉnh giữa bệnh nhóm A và nhóm B như: giám sát bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu, tại cộng đồng; công bố dịch; phòng lây nhiễm tại cơ sở khám, chữa bệnh; cách ly y tế; điều trị miễn phí; kiểm soát ra, vào vùng có dịch.

Hơn nữa, biện pháp về vắc xin phòng COVID-19 sử dụng trong tình trạng khẩn cấp chưa có cơ chế áp dụng khi chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Vì vậy, nếu chuyển qua bệnh truyền nhiễm nhóm B, khi dịch bệnh bùng phát sẽ gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Chưa coi COVID-19 là bệnh lưu hành

Bên cạnh đó, theo Bộ Y tế, các tài liệu về dịch tễ học trong nước và trên thế giới và của WHO thì một bệnh được coi là lưu hành khi có một số tiêu chí cụ thể:

1. Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh.

2. Tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh.

3. Bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định.

4. Tỉ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.

Đối với tiêu chí số 4, hầu hết các nước trên thế giới đều trong trạng thái số mắc và tử vong chưa ổn định, xu hướng tăng giảm thất thường khi có xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 (như Nam Phi, Mỹ sau 2 tháng dịch có xu hướng giảm đã tăng trở lại từ đầu tháng 5-2022 đến nay do sự lưu hành của các biến thể BA.4, BA.5 và chưa có xu hướng chững lại), virus SARS-CoV-2 có thể tiếp tục xuất hiện những biến thể mới.

Đồng thời, miễn dịch có được (do vắc xin và mắc bệnh) chưa có tính ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian. Do đó, sau khoảng thời gian đủ lớn, dịch có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào. Cần thêm thời gian để theo dõi, đánh giá tính ổn định cũng như sự thay đổi của tác nhân gây bệnh.

Việc công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam có thể cân nhắc khi WHO công bố hết tình trạng đại dịch hay sự kiện y tế công cộng đáng quan ngại trên toàn cầu, và tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam tiếp tục được kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước.

Song song 2 tình huống ứng phó dịch COVID-19

Hiện nay, trên cơ sở kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 của WHO, Bộ Y tế đề xuất phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 - 2023, trong đó có 2 tình huống:

Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng.

Đối với tình huống này, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 sẽ được giảm dần tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm B để tạo điều kiện cho người dân thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.

Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

Đối với tình huống này, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số mắc và tử vong, bao gồm các biện pháp đặc thù.

Vì sao phải ký cam kết nếu không tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4?

TTO - Những ngày qua người dân nhiều nơi xôn xao về việc phải ký cam kết, nếu không tiêm và xảy ra dịch thì phải chịu trách nhiệm. Lãnh đạo các cơ quan y tế lý giải nguyên nhân.

DƯƠNG LIỄU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Việc uống cà phê ngay lập tức sau khi ngủ dậy có thể cản trở hoạt động của adenosine.

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ: Hãy chung tay hiến máu cứu người

Các địa phương từ TP.HCM, Cần Thơ đến Hà Nội, Hải Dương, Hà Tĩnh, Nghệ An... đang báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ cứu người.

Báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ: Hãy chung tay hiến máu cứu người

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư

Mạng xã hội thời gian qua dấy lên tin đồn rằng dùng quá nhiều axit folic có thể gây độc, hoặc dẫn đến ung thư. Nhưng sự thật là gì?

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư

Nhóm 'cò mồi', 'bác sĩ dỏm' tại cổng Bệnh viện Phụ sản trung ương bị tạm giữ hình sự

Sau khi nhóm 'cò mồi' lừa được người bệnh đến phòng khám, Hương chi trả cho các nghi phạm 10% trên tổng số tiền mà bệnh nhân đã thanh toán.

Nhóm 'cò mồi', 'bác sĩ dỏm' tại cổng Bệnh viện Phụ sản trung ương bị tạm giữ hình sự

Servier và An Khang Pharma hợp tác vì sức khỏe cộng đồng

Với mục tiêu hỗ trợ nâng cao chăm sóc sức khỏe người dân Việt Nam, Servier Việt Nam - công ty dược phẩm lớn của Pháp - đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với hệ thống Chuỗi Nhà thuốc An Khang Pharma.

Servier và An Khang Pharma hợp tác vì sức khỏe cộng đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar