27/03/2020 07:58 GMT+7

Bộ Y tế công bố phác đồ trị COVID-19: tập trung điều trị suy hô hấp

L.ANH - D.KIM THOA
L.ANH - D.KIM THOA

TTO - Tập trung chính là điều trị suy hô hấp. Bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh vẫn phải cách ly thêm 14 ngày, chưa cho dùng thuốc sốt rét điều trị COVID-19.

Bộ Y tế công bố phác đồ trị COVID-19: tập trung điều trị suy hô hấp - Ảnh 1.

Đội ngũ y tế tuyến đầu - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngày 26-3, Bộ Y tế công bố hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới. Có rất nhiều điểm mới trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 phiên bản lần thứ 3.

Tập trung chính là điều trị suy hô hấp

Hướng dẫn này đã thay đổi định nghĩa ca bệnh nghi ngờ vì tình hình dịch tễ đã thay đổi, có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam; bỏ các định nghĩa ca bệnh có thể vì năng lực xét nghiệm cao hơn trước.

Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về oxy liệu pháp, đích oxy máu.

Yêu cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, trong đó hướng dẫn sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm; theo dõi tiến triển hằng ngày X-quang phổi của bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/tiến triển nặng của bệnh. Theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở Việt Nam thời gian qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian này.

Với bệnh nhân suy hô hấp nặng: Nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể, chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân.

Về các thuốc kháng virus đặc hiệu (như lopinavir/ritonavir, chloroquine, hydroxychloroquine, remdesivir...): Do chưa có đủ các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của những thuốc này trong điều trị COVID-19 nên chưa khuyến cáo áp dụng thường quy trong điều trị (ngoài phạm vi sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam). Bộ Y tế sẽ ra các khuyến cáo bổ sung dựa trên những kết quả của các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam tới đây.

Tiêu chuẩn ra viện: Cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.

Sau khi ra viện: Người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

Ngoài ra, cập nhật tên bệnh và tên virus: theo hướng dẫn trước gọi chung là nCoV, giờ gọi lại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới là SARS-CoV-2.

Trung Quốc chữa bệnh ra sao?

Mới đây, Hãng tin Tân Hoa xã (Trung Quốc) đưa lại những kinh nghiệm điều trị bệnh nhân COVID-19 do ông Wang Guiqiang, chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Đệ nhất Y viện thuộc Đại học Bắc Kinh, chia sẻ tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. Ông Wang Guiqiang nói: "Những người bệnh có biểu hiện triệu chứng nhẹ nên tuân thủ cách ly tập trung, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn (thân nhiệt, huyết áp, mạch [nhịp tim], nhịp thở [tần số hô hấp] - PV) và nên được chuyển tới những bệnh viện chuyên trách điều trị COVID-19 nếu các triệu chứng đó diễn tiến xấu đi".

Ông cũng nhấn mạnh việc sử dụng các liệu pháp điều trị toàn diện gồm liệu pháp oxy, hỗ trợ hô hấp và chăm sóc các bộ phận trọng yếu của cơ thể. Theo ông Wang, việc dùng liệu pháp oxy phải được áp dụng với mọi bệnh nhân COVID-19 và hỗ trợ hô hấp là rất cần thiết để điều trị các ca bệnh nặng.

Ông cũng nói thêm việc hỗ trợ hô hấp bao gồm từ việc sử dụng mặt nạ dưỡng khí, máy thở đến việc dùng các máy hỗ trợ phương pháp trao đổi oxy màng ngoài cơ thể (ECMO). "Khi một người bệnh ốm nặng, liệu pháp oxy là không đủ", ông Wang nói và lưu ý người bệnh cần phải được hút sạch đờm trong đường thở và dùng máy thở.

Thận trọng với thuốc điều trị COVID-19

Nhiều sự việc thời gian qua cho thấy bất kể số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong vì COVID-19 tăng vọt, nhà chức trách cũng như giới khoa học trong lĩnh vực y tế Mỹ vẫn rất thận trọng trước các quyết định đưa vào sử dụng các loại thuốc đã được chứng minh hiệu quả tiềm năng bước đầu.

Theo Cancer.org (trang web của Hiệp hội Ung thư Mỹ), cho tới nay Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chưa cấp phép cho bất cứ loại thuốc nào dùng để điều trị COVID-19. Trang này cũng khẳng định chưa có bất cứ chế độ ăn hay các loại thực phẩm chức năng nào được chứng minh có khả năng chống COVID-19.

Thêm 6 bệnh nhân COVID-19 bình phục, 3 người sẽ xuất viện ngày 27-3

TTO - Đến 19h ngày 26-3, đã có 37 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, trong đó 3 người dự kiến xuất viện trong ngày 27-3.

L.ANH - D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: covid-19 Corona

Tin cùng chuyên mục

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Một nghiên cứu vừa phát hiện các đặc điểm tính cách có thể là lý do dẫn đến việc mất ngủ.

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Liên quan hai sản phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối, Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai đã kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất sản phẩm này.

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Nestlé Việt Nam nói gì về việc sử dụng thông tin của Viện Dinh dưỡng?

Liên quan quảng cáo Nestlé Milo 'được thử nghiệm lâm sàng của Viện Dinh dưỡng quốc gia', Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã có báo cáo gửi Cục An toàn thực phẩm.

Nestlé Việt Nam nói gì về việc sử dụng thông tin của Viện Dinh dưỡng?

Hàng trăm bệnh nhân ung thư được điều trị thuốc thế hệ mới miễn phí nhờ nghiên cứu

Hàng trăm bệnh nhân ung thư Việt Nam đã được tiếp cận với những loại thuốc thế hệ mới, rất mắc tiền nhưng được miễn phí.

Hàng trăm bệnh nhân ung thư được điều trị thuốc thế hệ mới miễn phí nhờ nghiên cứu

Bé trai 6 tuổi ở Đồng Nai tử vong do bệnh sởi, bị tim bẩm sinh và chưa tiêm vắc xin

Đồng Nai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong năm 2025 do mắc bệnh sởi là bé trai 6 tuổi, bị bệnh tim bẩm sinh và chưa tiêm vắc xin phòng ngừa.

Bé trai 6 tuổi ở Đồng Nai tử vong do bệnh sởi, bị tim bẩm sinh và chưa tiêm vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar