19/04/2023 16:03 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ Tư pháp đề nghị làm rõ hai phương án tính lương đóng bảo hiểm xã hội

Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân tích rõ ưu, nhược điểm về hai phương án tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.

Bộ Tư pháp đề nghị làm rõ hai phương án tính lương đóng bảo hiểm xã hội - Ảnh 1.

Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi đang đề xuất phương án tính lương căn cứ đóng bảo hiểm xã hội mới có lợi hơn cho người lao động - Ảnh: NAM TRẦN

Theo văn bản góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) mới nhất của Bộ Tư pháp, cơ quan này cho rằng một số quy định của dự thảo còn chung chung, chưa cụ thể. Số khác được đưa ra nhưng cảm tính, chưa có cơ sở, căn cứ khoa học cũng như đánh giá, nghiên cứu, tổng kết để đề xuất. 

Do vậy, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, bổ sung, làm rõ cơ sở, căn cứ cho sửa đổi, bổ sung, quy định mới trong dự thảo luật trên.

Vẫn tồn tại 3 loại thu nhập

Ví dụ, dự thảo đề xuất hai phương án tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động ở khối doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho rằng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa xác định vấn đề cần giải quyết, nguyên nhân của vấn đề liên quan. 

Phương án 1 là giữ như hiện nay. Còn với phương án 2, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm thêm cả các khoản phụ cấp lương, bổ sung khác gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động. Các khoản này xác định từ trước khi ký hợp đồng và biến động trong quá trình làm việc. 

Thứ hai, Bộ Tư pháp cho rằng báo cáo tổng kết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chưa tổng kết, đánh giá được những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn. 

Cụ thể, theo phản ánh của các địa phương, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và một số văn bản pháp luật đã hướng dẫn chi tiết tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn tồn tại 3 loại thu nhập. 

Đầu tiên là thu nhập để làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Hai là thu nhập để doanh nghiệp thực hiện quyết toán. Ba là thu nhập thực tế chi trả cho người lao động. 

Trong đó, thu nhập để làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội luôn ở mức thấp nhất. Chỉ bằng mức lương tối thiểu vùng, cộng thêm 7% đối với lao động đã qua đào tạo nghề và cộng thêm 5-7% đối với lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. 

Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, dễ nhận thấy là lương hưu.

Bộ Tư pháp đề nghị làm rõ hai phương án tính lương đóng bảo hiểm xã hội - Ảnh 2.

Thu nhập thực tế của người lao động gồm tiền lương cứng, phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng... - Ảnh: NAM TRẦN

Bất cập khi thực hiện, không phải do luật

Từ căn cứ trên, Bộ Tư pháp cho rằng bất cập hiện nay là các doanh nghiệp, người sử dụng lao động phân chia tiền lương của người lao động thành các khoản khác nhau để tránh đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. 

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng nêu rõ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa phân tích rõ ưu, nhược của mỗi phương án và tác động, ảnh hưởng đến người lao động, doanh nghiệp khi thực hiện. Đồng thời, ban soạn thảo chưa thể hiện được quan điểm, lựa chọn đối với hai phương án nêu trên.

"Qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, hiện nay, quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương đối đầy đủ", văn bản của bộ này nêu rõ. 

Do đó, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm rõ, giải trình khó khăn, vướng mắc, bất cập hiện hành về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được hoàn thiện, trình Chính phủ cho ý kiến để trình Quốc hội thảo luận lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 10-2023.
Đề nghị doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội không được đấu thầu, thi công, mua sắm từ ngân sách

Người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị từ nguồn vốn của Nhà nước…

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có báo cáo về tình hình của Trung tâm ngoại ngữ Úc Châu và Úc Châu 1 gởi UBND TP.HCM.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Một phó trưởng phòng của Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng tiền hỗ trợ.

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Anh H.D. - cán bộ Công an cửa khẩu ở cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (sân bay Phú Quốc) - đã bị tạm đình chỉ công tác.

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Bộ Nội vụ đang ưu tiên và tập trung cao độ trình Chính phủ ban hành các nghị định về phân định thẩm quyền nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hai cấp và phân cấp, phân quyền.

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?

Thay vì khái niệm lãnh thổ (trước đây là tỉnh, huyện, xã), việc tổ chức chức năng, thẩm quyền của viện kiểm sát, tòa án theo mô hình chính quyền cơ sở 2 cấp sẽ theo 'địa hạt tư pháp'.

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar