09/11/2020 11:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Làm dự án Cần Giờ đã có tham khảo UNESCO'

TIẾN LONG
TIẾN LONG

TTO - "Tôi cho rằng đây là dự án phải làm ở mức cao nhất. Và khi thành công, đây có thể là dự án về kinh tế dựa trên hệ sinh thái tự nhiên hoàn hảo", Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà nói về dự án lấn biển Cần Giờ (TP.HCM).

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về Cần Giờ - Nguồn: THQH

Tại phiên chất vấn sáng nay 9-11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) chất vấn: "Vừa rồi ở TP.HCM có một nhà đầu tư làm một dự án rất lớn là lấp biển Cần Giờ, có các nhà khoa học và cử tri hết sức băn khoăn là sẽ tác động xấu đến khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ và rừng ngập mặn Cần Giờ, cũng là rừng phòng hộ của Cần Giờ.

Tôi xin hỏi các vị có theo dõi dự án này không và làm sao để dự án vẫn triển khai dự án với ý định tốt đẹp là thúc đẩy kinh tế của TP.HCM và của khu vực đi lên, đồng thời bảo vệ được khu dự trữ sinh quyển và rừng ngập mặn Cần Giờ để bà con cử tri và nhân dân yên tâm về việc này?".

Trao đổi với đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ: "Tôi biết TP.HCM coi Cần Giờ là địa bàn hết sức đặc biệt. Cần Giờ có thể coi là điểm tựa, lá phổi của TP.HCM. Cần Giờ đã thể hiện việc con người đã phục hồi thiên nhiên.

Trong 31.000ha rừng dự trữ sinh quyển Cần Giờ thì đến 20.000ha do công sức lao động của những thanh niên xung phong TP.HCM phục hồi lại từ 11.000ha sau chiến tranh.

Tôi hiểu sự quan tâm đặc biệt của đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Chính vì vậy TP đã đặt vấn đề phát triển đô thị Cần Giờ. Bởi vì cho đến nay, so với nhiều quận, huyện thì mức sống, điều kiện của người dân Cần Giờ chưa cải thiện".

Nói về mục tiêu của dự án, bộ trưởng Bộ TNMT cho biết: "Thứ nhất phải giữ được biểu tượng đó là lá phổi, hệ sinh thái sinh quyển được UNESCO công nhận. Đó là mục tiêu cao nhất rồi muốn gì làm thì làm. Thứ hai phát triển đô thị phải dựa trên sự cân bằng hệ sinh thái".

Chính vì vậy, theo ông Hà, khi xem xét lại dự án này (dự án được phê duyệt từ năm 2003 với diện tích lấn biển khoảng 600ha, hiện nâng lên 2.800ha), Chính phủ, Thủ tướng và Thành ủy, UBND TP.HCM đã thống nhất các mục tiêu nói trên.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Làm dự án Cần Giờ đã có tham khảo UNESCO - Ảnh 2.

Khu vực dự kiến triển khai khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cụ thể, Bộ trưởng Hà cho biết: "Chúng tôi đã trao đổi với UNESCO tại các khung pháp lý của tổ chức này chia khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ ra các vùng: vùng lõi, vùng đệm, vùng lận cận và bán lân cận.

Qua đó, phần đang phê duyệt dự án nằm ở vùng kết nối với vùng bán lân cận. UNESCO cũng có văn bản khẳng định đây là vùng không nằm trong quản lý mà thực hiện đầu tư dựa trên cân bằng sinh thái do quốc gia quản lý quyết định".

Mặt khác, Bộ trưởng Hà cho rằng: "Các tác động của các dự án này đã được tính toán kỹ lưỡng. TP đã xác định rõ và chủ đầu tư đã có ý thức sử dụng các chuyên gia, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc biệt là các tập đoàn của Hà Lan, các tập đoàn đứng thứ ba thế giới để đánh giá tác động môi trường và xã hội để thực hiện dự án".

Ông nói thêm: "Khi thẩm định tác động môi trường, chúng tôi cũng đã tiếp cận với tinh thần là không có báo cáo tác động khi chưa nhận dạng hết các tác động. Bởi vậy hiện nay đánh giá được tác động của khu vực đô thị, bao gồm nước sạch, nước thải, không khí; tác động của đô thị đối với môi trường tự nhiên.

Chúng tôi cũng đã tham vấn với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức về đất và nước, và xác định là phải giữ được bảo tồn nguyên sinh, tức là bảo đảm hệ sinh thái không thay đổi".

Liên quan đến việc triển khai, Bộ trưởng Hà cho biết: "Đây là khu vực giao thoa nước mặn và nước ngọt (là nước lợ), do vậy phải giữ được sự lên xuống thay đổi theo chiều. Và bảo vệ rừng ngập mặn phải theo tiêu chí, đảm bảo cân bằng sinh thái.

Thứ hai là khi liên quan đến hệ sinh thái lấn biển thì quan tâm đánh giá tác động đến môi trường biển, dòng chảy hải dương học, địa chất của biển.

Đặc biệt là các hoạt động bồi lấp, xói mòn đối với các địa phương khác bởi đây là giao thoa của nhiều cửa sông. Bởi vậy hiện chủ đầu tư và bộ gần như công khai toàn bộ báo cáo tác động sẽ có để các nhà khoa học trong và ngoài nước có ý kiến".

Nói về việc lấy vật liệu san lấp ở đâu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: "Trong báo cáo tác động môi trường chúng ta đã nêu rất cụ thể là cần phải có nghiên cứu và hiện nay chủ đầu tư đã mời các chuyên gia, tổ chức nghiên cứu và đưa ra phương án lấy vật liệu tại chỗ.

Tức là cùng với việc bảo đảm hệ sinh thái tại chỗ, người ta tạo ra hồ rất lớn để bổ sung nước biển và nước ngọt ngay trung tâm khu đô thị này và lấy đất cát đó để san lấp".

Người đứng đầu Bộ TNMT cũng cho hay: "Về quy mô 280.000 hộ dân thì nước ở đây được tính toán xử lý ở mức cao nhất, đạt chất lượng nước mặt. Người ta cũng tính toán bố trí con đường đi phía trên rừng Sác, chủ đầu tư đầu tư sẵn sàng đầu tư để đảm bảo khi con người đi lại không ảnh hưởng đến hệ sinh thái".

Dự án lấn biển Cần Giờ: Nghiên cứu phương án khai thác vật liệu san lấp tại chỗ

TTO - Các nhà khoa học nhận định việc nghiên cứu khai thác vật liệu san lấp tại chỗ phục vụ san lấp và cải tạo biển hồ thực hiện tốt sẽ giải quyết được phần lớn nguồn vật liệu san lấp - vấn đề được dư luận quan tâm suốt thời gian qua.

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Tin cùng chuyên mục

Sau vụ Sơn Hải trượt thầu, Bộ Tài chính nêu giải pháp tránh ‘quân xanh, quân đỏ’

Bộ Tài chính sẽ phối hợp Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Đồng Nai rà soát công tác tổ chức đấu thầu cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, trên cơ sở đó sẽ báo cáo Thủ tướng, phó thủ tướng.

Sau vụ Sơn Hải trượt thầu, Bộ Tài chính nêu giải pháp tránh ‘quân xanh, quân đỏ’

'Kiểm tra, xử lý hàng giả rất gian nan, mới đến chợ đã bị theo dõi'

"Thực tế cho thấy, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trên thị trường rất gian nan. Có những lần chúng tôi đến các chợ, chưa kịp kiểm tra đã bị theo dõi. Ngay từ cổng chợ đã có người bám sát, thông báo qua Zalo, camera khắp nơi".

'Kiểm tra, xử lý hàng giả rất gian nan, mới đến chợ đã bị theo dõi'

Đổi địa chỉ mới: Việc doanh nghiệp cần làm để tránh sai một ly, đi một dặm

Từ ngày 1-7, việc chuyển đổi địa giới hành chính sang 2 cấp đặt ra khối lượng công việc lớn, đòi hỏi chuẩn bị kỹ lưỡng của doanh nghiệp để tránh rủi ro và gián đoạn hệ thống trong vận hành.

Đổi địa chỉ mới: Việc doanh nghiệp cần làm để tránh sai một ly, đi một dặm

EU chấp nhận mức thuế đối ứng 10% của ông Trump

Theo Bloomberg, EU sẵn sàng chịu mức thuế đối ứng 10%, nhưng muốn Mỹ miễn giảm thuế quan cho một số ngành hàng khác.

EU chấp nhận mức thuế đối ứng 10% của ông Trump

Tìm nhà đầu tư 2 khu đô thị tỉ đô ở Dung Quất

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký 2 quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hai dự án khu đô thị ở Khu kinh tế Dung Quất. Hai dự án có tổng diện tích gần 2.700ha, tổng vốn hơn 2,1 tỉ USD.

Tìm nhà đầu tư 2 khu đô thị tỉ đô ở Dung Quất

Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga

Mới đây, Tập đoàn Masan phối hợp cùng Tập đoàn Magnit (nhà bán lẻ hàng đầu tại Nga) khai trương “Góc Việt Nam” tại siêu thị Magnit Extra ở Matxcơva.

Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga