26/07/2019 18:00 GMT+7

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Giáo dục đạo đức chưa chạm đến trái tim

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Chiều 26-7, phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục - đào tạo và Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì tập trung thảo luận về chủ đề giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phổ thông.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Giáo dục đạo đức chưa chạm đến trái tim - Ảnh 1.

GS Nguyễn Minh Thuyết phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: THÚY NGA

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo những nội dung đã được Bộ GD-ĐT chỉ đạo rốt ráo trong thời gian qua, như đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống qua các môn học, hoạt động trải nghiệm, các phong trào của Đoàn, Đội, xây dựng môi trường sư phạm an toàn, lành mạnh…

Suy thoái đạo đức, lối sống có dấu hiệu gia tăng

Tuy nhiên, theo ông Nhạ, vẫn còn những hạn chế trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phổ thông cần phải khắc phục.

"Nội dung giáo dục đạo đức chưa sâu, chưa tạo được nhiều xúc cảm thực sự chạm đến trái tim làm thay đổi thái độ người học, chưa chú trọng giáo dục thói quen, hành vi đạo đức, còn nặng về kiến thức hàn lâm.

Nhiều bài học khô khan, chưa gắn với đời sống tuổi trẻ. Nhiều nội dung còn khó, không phù hợp với độ tuổi của học sinh phổ thông, chưa sát với đối tượng, gây áp lực cho người dạy, người học.

Kiến thức lồng ghép trong chương trình các môn học còn ôm đồm, thiếu tính hệ thống và mới chỉ là kết hợp, chưa phải tích hợp kiến thức các môn học như giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính…" - lãnh đạo Bộ GD-ĐT xác nhận.

Ông Nhạ thừa nhận tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn ra ở một số địa phương, gây bức xúc, lo lắng cho xã hội. Một bộ phận học sinh có lối sống lệch lạc, thiếu trung thực, vi phạm pháp luật, tham gia tệ nạn xã hội.

Trao đổi trước phần thảo luận, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng dù đã có những giải pháp khắc phục nhưng phải thừa nhận tình trạng suy thoái đạo đức lối sống trong xã hội có dấu hiệu gia tăng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này nhưng không thể phủ nhận lỗi chủ quan từ phía cơ quan quản lý giáo dục. Ông Vũ Đức Đam đề nghị trong phiên họp cần bàn nhưng giải pháp thiết thực, cụ thể để ngành GD-ĐT triển khai ngay trong năm học mới.

“Chúng ta đều thống nhất việc cần phải làm sao để trường ra trường lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò. Nhưng tôi rất muốn thảo luận kỹ hơn. “Trường ra trường” có phải là chỉ cần trường, lớp đẹp, có khuôn viên, sân chơi hay cần một thiết chế, cách quản lý, môi trường sư phạm tốt hơn? Tương tự, thế nào là “thầy ra thầy”? Thầy chỉ cần dạy tốt, hay phải tự học, phải thay đổi bản thân?”

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

GS Nguyễn Minh Thuyết - tổng chủ biên chương trình giáo phổ thông mới - cho rằng việc giáo đạo đức, lối sống không phải chỉ có trong môn đạo đức mà cần tích hợp trong tất cả các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Theo đó, cùng với các nội dung giáo dục, nhà trường cần có chế tài nghiêm khắc với giáo viên, học sinh có hành vi vi phạm đạo đức lối sống, tăng các giải pháp kết hợp giáo dục gia đình với nhà trường vì sẽ "khó giáo dục trẻ khi người lớn không làm gương, người lớn vẫn làm sai trước mặt con trẻ".

Khó lan tỏa vì... chưa gắn với thi cử

TS Lê Đông Phương - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam - nêu vấn đề: Giới trẻ sớm nhiễm những hệ giá trị bên ngoài Việt Nam quá sớm, trong khi chưa được giáo dục một nền tảng giá trị cần thiết.

Ví như sách ngôn tình hiện nay chiếm đến một nửa số sách bán trên thị trường, trong khi sách giáo dục lối sống lành mạnh ít. Trên các trang mạng xã hội, những thông tin khích lệ sự hưởng thụ vật chất, những hành vi lệch chuẩn nhiều mà không được ngăn chặn

Các chuyên gia đề cập nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đều thống nhất: bên cạnh các giải pháp cụ thể, cần làm ngay và gần gũi với học sinh thì không thể không xem xét những giải pháp mang tính hệ thống.

Nói về "thầy ra thầy", các ý kiến cho rằng cần có chuyển biến từ các trường sư phạm để không chỉ chăm chú vào việc đào tạo chuyên môn mà phải trang bị cho các sinh viên sư phạm năng lực, kỹ năng để trở thành các nhà giáo dục.

Còn bà Nguyễn Thị Nhiếp - hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), thành viên tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia Đổi mới GD-ĐT - cho rằng hiện đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhưng chưa đi vào thực tiễn, do nhiều người chưa nhận thức hết việc giáo dục đạo đức, lối sống là nền tảng của tất cả các nội dung giáo dục trong nhà trường.

Hơn nữa, việc giáo dục đạo đức, lối sống rất khó lan tỏa khi việc này không gắn với việc thi cử, nên không tìm được sự đồng thuận cao của thầy, cô giáo, cha mẹ học sinh.

"Việc giáo dục đạo đức, lối sống thiếu động lực từ chính tâm thế của giáo viên do cơ chế, chính sách có những bất cập. Chúng ta chưa có kế hoạch, bài bản nên việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh mạnh ai nấy làm", bà Nhiếp chia sẻ.

TTO - Rất nhiều giáo viên từ TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tìm đến lớp học mang tên "Suối nguồn" để học, phổ cập thêm kiến thức.

VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chọn trường quốc tế cho con - Chiến lược đầu tư dài hạn

Việc lựa chọn ngôi trường phù hợp cho con là chọn một môi trường phát triển, một định hướng tương lai và một cộng đồng sẽ cùng đồng hành, nuôi dưỡng nhân cách và trí tuệ của con.

Chọn trường quốc tế cho con - Chiến lược đầu tư dài hạn

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Chương trình giáo sư thỉnh giảng hướng tới mời và công nhận khoảng 100 nhà khoa học xuất sắc, chuyên gia, học giả uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

'Tôi muốn dành tặng một món quà ý nghĩa, chính là bộ lễ phục cử nhân mà các bạn đang khoác trên mình, với mong muốn các bạn sẽ luôn nhớ về trường trong hành trình sắp tới', ông Hoàng Quốc Việt chia sẻ.

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

Trường đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tặng laptop, miễn phí ký túc xá cho tân sinh viên

Năm 2025, tân sinh viên Trường đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị sẽ được nhà trường tặng một máy tính xách tay phục vụ học tập, nghiên cứu và phát triển kỹ năng số.

Trường đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tặng laptop, miễn phí ký túc xá cho tân sinh viên

Luận án tiến sĩ đạo văn ở Huế: Trừ phần đạo văn, luận án vẫn có ý nghĩa khoa học

Kết luận của hội đồng đánh giá lại luận án tiến sĩ bị tố đạo văn ở Huế cho rằng loại trừ phần được xác định đạo văn, trùng lặp thì nội dung ở chương 2 và chương 3 của luận án vẫn có ý nghĩa khoa học.

Luận án tiến sĩ đạo văn ở Huế: Trừ phần đạo văn, luận án vẫn có ý nghĩa khoa học

Đề xuất tăng học phí đại học theo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đề xuất mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên từ năm học 2025-2026 trở đi.

Đề xuất tăng học phí đại học theo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar