26/09/2021 11:43 GMT+7

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị 6 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

B.NGỌC
B.NGỌC

TTO - Vấn đề các doanh nghiệp kiến nghị nhiều nhất thời gian qua là cần khẩn trương hướng dẫn áp dụng các điều kiện tổ chức sản xuất an toàn và kế hoạch mở cửa của các địa phương để có thể chủ động phương án sản xuất kinh doanh.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị 6 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Tỉ lệ doanh nghiệp tiếp cận được với chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng còn thấp - Ảnh: VGP

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2021, ngày 26-9.

Theo ông Dũng, tỉ lệ doanh nghiệp tiếp cận được với chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng, cho vay ưu đãi còn thấp do thủ tục còn phức tạp, một số điều kiện chưa phù hợp.

Qua theo dõi và tổng hợp các kiến nghị phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, ông Dũng cho biết vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong khâu thực thi các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Việc triển khai một số chính sách còn khá cứng nhắc, thiếu thống nhất ở một số địa phương.

Để triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị 6 giải pháp.

1. Các bộ, ngành, địa phương nêu cao tinh thần, trách nhiệm, thực hiện nghiên cứu các nhiệm vụ được giao tại nghị quyết số 105/NQ-CP về các chính sách, giải pháp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với tinh thần hợp tác công tư chặt chẽ để phát huy đồng bộ nguồn lực của Nhà nước và doanh nghiệp.

Khẩn trương rà soát, sửa đổi điều kiện, quy trình, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

2. Bộ Y tế khẩn trương ban hành hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh sớm nhất trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch, trong đó, cần có hướng dẫn cụ thể điều kiện tổ chức sản xuất an toàn trong tình hình mới để các địa phương và doanh nghiệp áp dụng trong thực tế.

3. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của các tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương.

4. Bộ Kế hoạch và đầu tư khẩn trương trình Chính phủ xem xét, ban hành Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, trong đó có các giải pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp phục hồi.

5. Với các địa phương, cần khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phục hồi kinh tế, kế hoạch mở cửa trong tình hình mới. 

Đồng thời, cùng với doanh nghiệp, chủ động nghiên cứu, thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp; hạn chế tối đa đóng cửa toàn nhà máy.

6. Về phía cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội, trong bối cảnh càng khó khăn càng phải nêu cao tinh thần dân tộc, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, phát huy tính chủ động, tự lực, tự cường, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức. 

Các doanh nghiệp cần liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, tương thân tương ái, hợp tác chia sẻ, ví dụ như chia sẻ đơn hàng, hàng đổi hàng, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của nhau, mua hàng trả chậm.

Cùng với đó cần chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp trên nền tảng số, thông qua chuyển đổi số; nâng cao năng suất, sức cạnh tranh; quan tâm đến việc giữ chân người lao động, sắp xếp, cơ cấu lại lao động hợp lý; đầu tư hơn nữa cho công nghệ, đổi mới thiết bị, mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới, giải pháp mới trong sản xuất kinh doanh; mở rộng thị trường, tiến tới tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong khủng hoảng, công nghệ, thiết bị thường rẻ hơn rất nhiều so với thời điểm thông thường, đây chính là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ tịch VCCI: Nếu giãn cách xã hội mãi các doanh nghiệp sẽ sụp đổ

TTO - Phát biểu tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp sáng 26-9, ông Phạm Tấn Công - chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho rằng nếu giãn cách xã hội mãi các doanh nghiệp sẽ sụp đổ.

B.NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lợi nhuận ‘vênh’ tiền tỉ sau kiểm toán: Góc khuất chất lượng kế toán hay cố tình gian dối?

Thời gian gần đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên tục xử phạt các doanh nghiệp niêm yết do công bố báo cáo tài chính tự lập có sai lệch đáng kể so với báo cáo kiểm toán.

Lợi nhuận ‘vênh’ tiền tỉ sau kiểm toán: Góc khuất chất lượng kế toán hay cố tình gian dối?

Dự kiến tháng 10 có nghị quyết nâng mức giảm trừ gia cảnh

Dự kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét thông qua nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, tại phiên họp diễn ra vào tháng 10 tới.

Dự kiến tháng 10 có nghị quyết nâng mức giảm trừ gia cảnh

Doanh nghiệp Trung Quốc áp đảo tại triển lãm ngành cơ khí

Triển lãm quốc tế lần thứ 21 về Cơ khí chính xác và Sản xuất chế tạo 2025 quy tụ gần 500 nhà trưng bày đến từ hơn 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, đây được đánh giá là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thêm công nghệ mới.

Doanh nghiệp Trung Quốc áp đảo tại triển lãm ngành cơ khí

Đà Nẵng lập ban trù bị điều hành Trung tâm tài chính quốc tế, cử cán bộ qua Singapore đào tạo

Chiều 2-7, UBND TP Đà Nẵng cho biết đã thành lập ban trù bị điều hành Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng, xúc tiến các thủ tục cử cán bộ qua Singapore đào tạo.

Đà Nẵng lập ban trù bị điều hành Trung tâm tài chính quốc tế, cử cán bộ qua Singapore đào tạo

Đào tạo chuyển đổi số cho ban quản lý chợ, tiểu thương tại TP.HCM

Ngày 2-7, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp Trường đại học Công thương TP.HCM tổ chức chương trình đào tạo chuyển đổi số cho các ban quản lý chợ, tiểu thương tại thành phố.

Đào tạo chuyển đổi số cho ban quản lý chợ, tiểu thương tại TP.HCM

Sau vụ Sơn Hải trượt thầu, Bộ Tài chính nêu giải pháp tránh ‘quân xanh, quân đỏ’

Bộ Tài chính sẽ phối hợp Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Đồng Nai rà soát công tác tổ chức đấu thầu cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, trên cơ sở đó sẽ báo cáo Thủ tướng, phó thủ tướng.

Sau vụ Sơn Hải trượt thầu, Bộ Tài chính nêu giải pháp tránh ‘quân xanh, quân đỏ’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar