30/08/2024 18:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nâng chất lượng sống của 100 triệu dân

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, việc xây thương hiệu nông lâm thủy sản quốc tế chỉ thành công khi chúng ta làm tốt đối với sức khỏe cho 100 triệu người dân Việt.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Sức khỏe của người dân là điều rất quan trọng - Ảnh 1.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: C.TUỆ

Ngày 30-8, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hành trình chất lượng nông lâm thủy sản.

Sức khỏe của người dân rất quan trọng

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng có rất nhiều đích mà một tổ chức, cá nhân phải hướng đến. Đó có thể là lễ kỷ niệm này, cũng có thể là nâng cao chất lượng sống của 100 triệu người dân Việt Nam.

"Sức khỏe của người dân là điều rất quan trọng nhưng có lẽ chúng ta cần phải đặt tầm nhìn đến 2050. Khi ấy, con cháu chúng ta sống trong môi trường an toàn thực phẩm như thế nào.

Khi và chỉ khi làm tốt đối với sức khỏe cho 100 triệu dân thì lúc đó chúng ta làm thương hiệu quốc tế mới thành công, sẽ không còn cảnh xuất khẩu mà bị chê, bị trả lại" - ông Hoan nói.

Ông Hoan nhấn mạnh trong bối cảnh hiện tại, ngoài nhiệm vụ nâng cao giá trị xuất khẩu, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cần dành nguồn lực nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến người dân - những người trong hệ sinh thái sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm.

Tư duy sản xuất nông nghiệp đang thay đổi liên tục theo hướng đảm bảo vệ sinh, an toàn, chất lượng cho mọi tác nhân trong chuỗi.

Song song với nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thậm chí xử phạt những vụ việc mất an toàn thực phẩm, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường còn phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng mong muốn cần làm nổi bật hơn nữa vai trò "phát triển thị trường".

Bởi, thị trường là đích đến, nhưng cũng là yếu tố đầu vào, định hình, cơ cấu lại sản xuất. Với hệ thống rộng khắp cả nước, bộ trưởng hy vọng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường sẽ trở thành một chỗ dựa vững chắc của doanh nghiệp, người dân.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nâng chất lượng sống của 100 triệu dân - Ảnh 3.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho các cá nhân có thành tích xuất sắc - Ảnh: C.TUỆ

Nông, lâm, thủy sản Việt đã tới hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ

Ông Nguyễn Như Tiệp - cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - cho biết 30 năm kể từ khi thành lập, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đã đóng góp quan trọng trong bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

So với năm 2016, tỉ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm gia tăng từ 91% lên 99%. Tỉ lệ mẫu lấy giám sát trên diện rộng đạt an toàn thực phẩm tăng từ 92,4% lên 97,4%.

Không chỉ kiểm soát tốt an toàn thực phẩm tiêu dùng trong nước, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường còn phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, nhất là các Tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài để cập nhật thông tin thị trường, quy định mới của quốc gia nhập khẩu và chủ động đàm phán mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại để nông sản Việt ngày càng mở rộng toàn cầu.

Nhờ vậy, Ủy ban châu Âu (EU) công nhận Việt Nam được xuất khẩu thủy sản sang EU, Bộ Nông nghiệp Mỹ công nhận Việt Nam có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm chuỗi sản xuất, chế biến xuất khẩu cá da trơn hoàn toàn tương đương với Mỹ. Ký nhiều thỏa thuận hợp tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm với các quốc gia như Hàn Quốc, New Zealand, Trung Quốc..., tạo điều kiện để nông lâm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ, thu về trên 53 tỉ USD (năm 2023).

Theo ông Tiệp, giai đoạn tới, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đã định hướng chiến lược phát triển tập trung vào 4 "trụ cột" đó là đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản; kích hoạt gia tăng chế biến trong từng chuỗi ngành hàng; chủ động đàm phán tiếp cận, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển nhãn hiệu, thương hiệu, truyền thông quảng bá phát triển thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Để triển khai 4 trụ cột trên thì đơn vị đã đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm ưu tiên nguồn lực triển khai trong thời gian tới.

Trong đó có việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho hoạt động chuẩn hóa chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm làm cơ sở xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực.

Xây dựng vùng chuyên canh sầu riêng chất lượng cao

Xác định sầu riêng là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Đồng Nai, huyện Cẩm Mỹ đầu tư chuyên canh sầu riêng hữu cơ đạt chuẩn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ

Big data, AI… tạo ra sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành chứng khoán. Cục diện thị phần mới đang được sắp xếp lại dưới tác động của yếu tố công nghệ.

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Với sản lượng hơn 165.000 tấn vải thiều cho thu hoạch trong vòng 2 tháng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêu thụ linh hoạt, sát thực tế và thường xuyên cập nhật kịch bản tiêu thụ.

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar