21/11/2024 11:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Thí điểm đất nông nghiệp làm dự án nhà ở, không sợ mất an ninh lương thực

Khu đất muốn làm dự án nhà ở thương mại phải tuân thủ, phù hợp quy hoạch khu dân cư nên không quan ngại việc thí điểm sẽ làm giảm đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Thí điểm đất nông nghiệp làm dự án nhà ở, không sợ mất an ninh lương thực - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 21-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Nội dung chính của nghị quyết sẽ cho doanh nghiệp đang có hoặc nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở để làm dự án nhà ở thương mại.

Chính sách này đã từng thực hiện ở các Luật Đất đai, Luật Nhà ở trước nhưng từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực đã bị dừng lại do luật quy định

Thảo luận về nội dung này bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình, vẫn có một số đại biểu lo ngại việc cho thí điểm sẽ tạo ra hiện tượng thu gom đất nông nghiệp, giảm diện tích đất lúa, đất rừng và ảnh hưởng đến anh ninh lương thực.

Trao đổi lại vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết vấn đề giữ diện tích đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sao cho đảm bảo an ninh lương thực được đặt ra và thảo luận chặt chẽ khi lập các đồ án quy hoạch cấp quốc gia cũng như địa phương.

Trong các đồ án quy hoạch cũng xác định rõ bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp được chuyển mục đích để làm các dự án (nhà ở, giáo dục, bệnh viện...), và bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp được giữ lại để phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn, an ninh lương thực.

Mặt khác dự án nhà ở thương mại muốn làm phải tuân thủ chặt chẽ và đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Do vậy theo ông Duy: "Không nên quan ngại việc cho thí điểm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở được làm dự án sẽ ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp cũng như an ninh lương thực".

Nội dung giải trình của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đúng như phân tích của các chuyên gia, doanh nghiệp làm bất động sản mà báo Tuổi Trẻ đã nêu trước đây.

Theo đó, đất đai, dự án được quản lý bằng các đồ án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được địa phương phê duyệt. Có nghĩa là không phải doanh nghiệp muốn mua đất làm dự án nhà ở bất kỳ đâu cũng được, mà khu vực đó phải thuộc quy hoạch khu dân cư và dự án đó phải nằm trong kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Quy hoạch trước khi được duyệt đã được cân nhắc phân bố hợp lý từng chức năng từ khu vực thương mại - dịch vụ, công viên cây xanh, giáo dục, đường giao thông cho đến khu dân cư hiện hữu, dự án nhà ở thương mại…

Kế hoạch sử dụng đất khi phê duyệt cũng phải cân nhắc kỹ đến điều kiện hạ tầng giao thông, giáo dục, dân cư… của khu vực mới quyết định phê duyệt để dự án được làm.

Việc buộc phải mua 100% đất ở trong khi phần lớn khu vực quy hoạch làm được dự án đều là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở đã “khóa tay” doanh nghiệp và khóa luôn cơ hội để các dự án nhà ở hình thành, phục vụ đời sống.

Cũng có đại biểu lo lắng khi có một số doanh nghiệp đã mua đất nông nghiệp ở khu vực không phù hợp quy hoạch làm dự án và xin đổi quy hoạch sang làm dự án.

Khi đó doanh nghiệp mua của dân giá rẻ bởi đất dính quy hoạch giáo dục, cây xanh… thường có giá thấp hơn quy hoạch chức năng ở. Sau khi chuyển sang đất ở, doanh nghiệp làm dự án bán ra kiếm lời rất lớn và trục lợi chính sách nằm ở đây.

Tuy nhiên việc trục lợi này không phải do cho phép đất nông nghiệp làm dự án, ngược lại đây là do quản lý quy hoạch lỏng lẻo, tùy tiện và không loại trừ có tiêu cực của cơ quan quản lý nhà nước.

Giải quyết việc này cần những chế định khắt khe để cơ quan nhà nước không thể dễ dàng biến đất quy hoạch cây xanh, giáo dục thành quy hoạch đất ở chứ không phải cấm đưa đất phù hợp quy hoạch vào làm dự án. Quy định cấm như vậy chẳng khác nào tự “lấy đá ghè chân”.

Quy định không cho đất nông nghiệp làm dự án nhà ở hạn chế quyền tiếp cận đất đai của doanh nghiệp

Phát biểu thảo luận, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) nêu chính sách cho thí điểm thỏa thuận đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở để làm dự án nhà ở thương mại không mới nhưng lại được đưa ra bàn đi bàn lại nhiều lần, lãng phí chính sách.

Trao đổi thêm về sự cần thiết của thí điểm, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho hay có các phương thức tiếp cận đất đai làm dự án nhà ở thương mại gồm nhà nước thu hồi giao cho nhà đầu tư thông qua đấu giá, đấu thầu; và nhà đầu tư tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng đất với người dân hoặc tự có sẵn quỹ đất.

Trước đây tất cả các phương thức này đều được thực hiện. Tuy nhiên đến Luật Nhà ở 2014 hạn chế 2 phương thức nhà đầu tư tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng đất với người dân hoặc tự có sẵn quỹ đất.

Theo đó quy định doanh nghiệp chỉ được nhận 100% đất ở hoặc nếu đã có đất phải có ít nhất 1m² đất ở mới làm được dự án. Quy định này đã hạn chế quyền tiếp cận đất đai của doanh nghiệp.

Quy định như vậy khiến tất cả các địa phương đều vướng, nhất là các địa phương nhỏ, quy mô dự án phần lớn dưới 20ha. Do vậy phạm vi thí điểm đề xuất cả nước để khắc phục bất cập, đảm bảo công bằng giữa các địa phương.

Thí điểm đất nông nghiệp làm nhà ở thương mại: Lo 'giật cục' trong quản lý quy hoạch

Hôm nay (21-11), Quốc hội thảo luận việc thí điểm cho mua đất nông nghiệp, đất không phải đất ở làm dự án nhà ở thương mại. Lần thứ 3 (trong hai năm kể từ năm 2022) doanh nghiệp hồi hộp chờ một chính sách vốn đã có, giờ chờ thông qua để "thí điểm".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng đề xuất làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Công ty VinSpeed của tỉ phú Phạm Nhật Vượng đề xuất làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động.

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng đề xuất làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Hàng vạn người đổ về xem duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng ở Hải Phòng

Hàng vạn người đổ về khu vực Nhà hát thành phố xem duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng kỷ niệm 70 năm giải phóng Hải Phòng.

Hàng vạn người đổ về xem duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng ở Hải Phòng

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tìm kiếm người đàn ông nghi bị nước cuốn mất tích ở Bình Dương

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn Công an Bình Dương nỗ lực tìm kiếm ông Võ Văn P. (36 tuổi, quê Long An) nghi bị nước cuốn trôi sau cơn mưa lớn.

Tìm kiếm người đàn ông nghi bị nước cuốn mất tích ở Bình Dương

Dự báo thời tiết từ ngày 11-5 đến 17-5: Mưa dông vẫn chiếm thế chủ đạo

Tuần này thời tiết cả nước có nắng nhưng mưa dông chiếm ưu thế, nhiều nơi mưa to.

Dự báo thời tiết từ ngày 11-5 đến 17-5: Mưa dông vẫn chiếm thế chủ đạo

VNVC hợp tác với Quỹ Đầu tư Nga về vắc xin công nghệ mới

Ngày 10-5, tại Nga, VNVC và Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin.

VNVC hợp tác với Quỹ Đầu tư Nga về vắc xin công nghệ mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar