10/03/2025 16:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bò tót lai 'vượt rào' về làng giao phối với bò nhà

Bò tót lai đang nuôi nhốt trong môi trường bán tự nhiên ở Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận) đã 'trốn trại' về làng, và giao phối với bò nhà của người dân.

Bò tót lai 'vượt rào' về làng giao phối với bò nhà - Ảnh 1.

Bò tót lai giống đực vừa rời khỏi nơi nuôi dưỡng để về làng giao phối với bò nhà - Ảnh: AN ANH

Việc bò tót lai giao phối với bò nhà được xem là tín hiệu vui trong công tác quản lý, bảo tồn và duy trì nguồn gene quý hiếm của bò tót.

Bò tót lai về làng tìm "bạn tình"

Ngày 10-3, Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình cho biết đang theo dõi khả năng sinh sản và duy trì nòi giống của một con bò tót lai (F1) được nuôi dưỡng trong môi trường bán tự nhiên.

Trước đó, con bò tót lai F1 nói trên đã rời khỏi khu vực nuôi nhốt để về làng giao phối với bò nhà của người dân.

Bò tót lai 'vượt rào' về làng giao phối với bò nhà - Ảnh 2.

Bò tót lai D2 và con bò cái nhà đã giao phối với nhau - Ảnh: ANH TUẤN

Con bò tót lai nói trên (được đánh số hiệu D2) là một trong bốn con bò tót đực lai đang được nuôi dưỡng tại vườn thực vật thuộc Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình.

Cuối tháng 2 vừa qua, bò tót đực D2 đã "trốn trại" về làng ở thôn Hành Rạc 1, xã Phước Bình (huyện Bác Ái, Ninh Thuận) cách nơi nuôi dưỡng hơn 1km để tìm bò nhà giao phối.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - giám đốc Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường rừng Vườn quốc gia Phước Bình - cho biết bò tót lai D2 là con đầu đàn trong 9 con bò tót lai được nuôi dưỡng hiện nay. Hiện bò tót lai D2 đang 12 tuổi, độ tuổi trẻ nhất, nên rất sung mãn và thể hiện bản năng của bò tót hoang dã.

Bò tót lai 'vượt rào' về làng giao phối với bò nhà - Ảnh 3.

Những con bò tót lai được nuôi dưỡng ở Vườn quốc gia Phước Bình - Ảnh: XUÂN DUY

Cũng theo ông Tuấn, qua theo dõi sau 3 ngày trốn khỏi nơi nuôi dưỡng, bò tót lai D2 đã giao phối ít nhất 3 lần với bò cái nhà của người dân. Đến nay, bò tót lai D2 đã được Vườn quốc gia Phước Bình phối hợp với trạm kiểm lâm đưa trở lại khu vực nuôi dưỡng.

"Hiện Vườn quốc gia Phước Bình và nhóm nghiên cứu bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gene bò tót lai F1 giữa bò cái nhà (Bos taurus) và bò tót đực (Bos gaurus) đang theo dõi và thu thập thông tin về con bò cái nhà (và một số con cái khác đi theo bầy) có giao phối với bò tót lai D2, để làm căn cứ đề xuất phương án quản lý phát triển nguồn gene quý hiếm trong thời gian tới" - ông Tuấn nói.

Tìm giải pháp bảo tồn bò tót lai

Đề tài Giám định khả năng sinh sản của bò tót lai F1 giữa bò nhà (Bos taurus) và bò tót (Bos gaurus) được thực hiện tại vùng rừng giáp ranh tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng từ năm 2012. Đến năm 2020, Vườn quốc gia Phước Bình chính thức nhận quản lý và chăm sóc đàn bò nói trên.

Thời điểm này tổng đàn có 10 con bò tót lai F1 (5 con đực, 5 con cái) và 1 con bò tót lai F2 (giống cái). Đến cuối tháng 12-2020, bò tót F2 tiếp tục sinh được một thế hệ bò tót F3.

Từ tháng 6-2021 đến nay, đàn bò tót được nuôi trong môi trường bán tự nhiên rộng hơn 3ha trong phạm vi rừng thực vật.

Tại đây các chú bò tót lai được chăm sóc và phát triển tốt. Bản năng hoang dã "hồi sinh" mạnh mẽ. Tuy nhiên do xung đột trong quá trình nuôi, một con bò tót lai F1 đã chết.

Hiện nay tổng đàn còn 9 con bò tót lai F1, 1 bò tót lai F2 và 1 bò tót lai F3.

Cuối năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Vườn quốc gia Phước Bình tổ chức hội thảo khoa học đánh giá khả năng phát triển của đàn bò tót lai và đề xuất phương án quản lý, chăm sóc, phát triển trong thời gian tới.

Tại hội thảo, các đại biểu là chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp như: Liên kết khai thác và sử dụng phát triển nguồn gene quần thể đàn con lai bò tót tại Vườn quốc gia Phước Bình; Ứng dụng các phương pháp sản xuất tinh, phôi; Phối hợp công tác bảo tồn con lai bò tót với phát triển du lịch địa phương…

Khó khăn trong bảo tồn, nhân giống nguồn gene bò tót lai quý hiếm

Sau 12 năm chăm sóc và thực hiện 3 đề tài nghiên cứu về đàn bò tót lai F1 ở Ninh Thuận, đến nay các kết quả thu được chưa khả quan. Bò tót lai chưa có dấu hiệu sinh sản trong quần thể. Hiện chỉ còn 9 con lai F1, 1 con lai F2 và 1 con lai F3.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giải mã thành công gene loài sao la quý hiếm ở Việt Nam

Một bước đột phá trong bảo tồn đã được ghi nhận khi các nhà khoa học lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene của loài sao la. Đây là một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, sống tại rừng núi Việt Nam và Lào.

Giải mã thành công gene loài sao la quý hiếm ở Việt Nam

Mỹ: Núi lửa dưới biển có dấu hiệu sắp phun trào

Nhiệt độ đang trở nên nóng hơn ở ngoài khơi bang Oregon, Mỹ khi núi lửa dưới biển Axial Seamount đang có dấu hiệu sắp phun trào.

Mỹ: Núi lửa dưới biển có dấu hiệu sắp phun trào

Bệnh viện Mỹ gây tranh cãi vì vứt nhầm bộ não được hiến tặng của một phụ nữ trẻ

Một bệnh viện nhi tại Wisconsin đã vô tình vứt bỏ bộ não hiến tặng của một phụ nữ trẻ từng tham gia liệu pháp gen tiên phong - một sai lầm khiến giới khoa học và gia đình nạn nhân bàng hoàng.

Bệnh viện Mỹ gây tranh cãi vì vứt nhầm bộ não được hiến tặng của một phụ nữ trẻ

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Việc thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể là nền tảng pháp lý để phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia.

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Chó đánh hơi phát hiện chính xác 94% ca ung thư

Trong số 261 người được chẩn đoán mắc ung thư, chó đánh hơi phát hiện chính xác 245 trường hợp, đạt tỉ lệ 94%.

Chó đánh hơi phát hiện chính xác 94% ca ung thư

Tại sao chúng ta thường thấy gương mặt người châu Âu giống nhau?

Một công trình nghiên cứu sử dụng AI kết hợp với dữ liệu sóng não (EEG) giải thích vì sao chúng ta thường gặp khó khăn khi nhận diện chính xác gương mặt của những người thuộc chủng tộc khác.

Tại sao chúng ta thường thấy gương mặt người châu Âu giống nhau?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar