21/12/2022 17:50 GMT+7

Bó tay trước học sinh hư, trường phải gọi cảnh sát đến xử

GIA MINH
GIA MINH

Một trường dành cho học sinh cá biệt ở bang Illinois, Mỹ thường sử dụng cảnh sát để xử lý kỷ luật, dẫn đến tỉ lệ bắt giữ học sinh cao nhất nước Mỹ. Trong một năm gần đây, một nửa học sinh Trường Garrison đã bị bắt.

Bó tay trước học sinh hư, trường phải gọi cảnh sát đến xử - Ảnh 1.

Xe cảnh sát đậu trước cổng Trường Garrison - Ảnh: PROPUBLICA

Trường Garrison - nơi người dân địa phương thường gọi là trường dành cho trẻ hư - nằm đối diện với đất nông nghiệp và cách sở cảnh sát của bang Illinois hơn 3km. Cảnh sát chỉ cần đi một chuyến ngắn khi trường gọi cho 911.

Theo điều tra của nhật báo Chicago Tribune - có trụ sở tại thành phố Chicago, bang Illinois - và trang tin Propublica, các lãnh đạo và giáo viên tại Trường Garrison ngày nào cũng gọi cảnh sát để báo cáo hành vi sai trái của học sinh.

Các giáo viên thường xuyên buộc tội trẻ em - một số trẻ chỉ mới 9 tuổi - nên các sĩ quan đã bắt giữ học sinh ở đây hơn 100 lần trong 5 năm học vừa qua.

Đó là một con số đáng kinh ngạc vì Garrison, trường duy nhất thuộc khu giáo dục đặc biệt Four Rivers, có chưa quá 65 học sinh mỗi năm.

Cảnh sát thường còng tay học sinh cá biệt đưa đến đồn, lấy dấu vân tay, chụp ảnh và đưa vào phòng giam giữ.

Các học sinh vào học ở Garrison vốn bị "khuyết tật" nghiêm trọng về cảm xúc hoặc hành vi, khiến chúng không thể theo học những trường bình thường.

Một số trẻ cũng đã được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, rối loạn tăng động (ADHD) hoặc các rối loạn khác.

Theo các cuộc phỏng vấn với các gia đình và nhân viên nhà trường, nhiều trẻ đã trải qua chấn thương kinh hoàng, bao gồm lạm dụng tình dục, cái chết của cha mẹ và các thành viên trong gia đình.

Bà Jessica Gingold - luật sư tại phòng khám giáo dục đặc biệt ở Equip for Equality, cơ quan giám sát người khuyết tật - cho biết "việc nghĩ về trẻ như những kẻ phạm pháp là điều tồi tệ nhất".

Bà Tracey Fair, giám đốc Khu giáo dục đặc biệt Four Rivers, cho biết đây là trường công lập duy nhất ở khu vực phía tây trung tâm Illinois dành cho học sinh khuyết tật nghiêm trọng về hành vi. Nhân viên nhà trường phải mệt mỏi đối phó với hành vi thách thức của học sinh mỗi ngày.

Bà Fair, người đã giám sát Four Rivers kể từ tháng 7-2020, cho biết các quản lý ở Garrison chỉ gọi cảnh sát khi học sinh có hành vi hung hăng, hoặc để đối phó với hành vi sai trái "đang diễn ra".

Nhưng hồ sơ ghi lại chi tiết nhiều trường hợp khi giáo viên gọi cảnh sát chỉ vì học sinh không nghe lời, chẳng hạn chúng xịt nước, đấm vào bàn hoặc làm hỏng tủ hồ sơ.

Cuộc điều tra cũng phát hiện nhiều trường học khác ở bang Illinois làm việc với cơ quan thực thi pháp luật địa phương để phạt học sinh vì những hành vi sai trái nhỏ.

Các phóng viên đã ghi lại gần 12.000 phiếu phạt tại hàng chục khu học chánh.

Bộ Giáo dục Mỹ và các quan chức Illinois trong những tháng gần đây đã vào cuộc điều tra vấn đề này. Bộ cũng nhắc nhở nếu các quan chức nhà trường không xem xét liệu hành vi của học sinh có liên quan đến tình trạng khuyết tật của chúng hay không, thì các nhà giáo dục có nguy cơ vi phạm luật liên bang.

Vì sao có kiểu giết trẻ con khuyết tật tại bộ tộc Kamayurá?

TTO - Từ bao đời nay, theo luật tục của bộ tộc Kamayurás ở Brazil, trẻ sơ sinh khuyết tật đều bị giết. Brazil đang tranh cãi về vấn đề này: Có nên tôn trọng luật tục vô nhân đạo của các dân tộc bản địa hay không?

GIA MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

TP.HCM và Tập đoàn Intel phối hợp triển khai chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của TP.

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar