06/09/2022 17:16 GMT+7

Bộ Nông nghiệp muốn Hà Lan đồng hành với dự án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL

C. TUỆ - NGUYÊN BẢO
C. TUỆ - NGUYÊN BẢO

TTO - Lãnh đạo Bộ NN&PTNT mong muốn các doanh nghiệp, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam đồng hành cùng các dự án về đầu tư hạ tầng thủy lợi, tổ chức lại sản xuất theo mô hình nước mặn, lợ, ngọt và đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL.

Bộ Nông nghiệp muốn Hà Lan đồng hành với dự án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL - Ảnh 1.

Cánh đồng lúa tôm ở ấp Ninh Chài, xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) Trần Thanh Nam đã chia sẻ như vậy tại tọa đàm hợp lực để chuyển đổi bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, do bộ này và Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam tổ chức ngày 6-9. 

Theo ông Nam, nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 32% GDP toàn ngành nông nghiệp, năng lực sản xuất lúa toàn vùng chiếm 50% sản lượng lúa của cả nước, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% lượng trái cây, đóng góp 95% lượng gạo xuất khẩu...

Với vai trò quan trọng đó, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển về nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản xuất nông nghiệp vùng đã đạt nhiều bước tiến.

Trước cơ hội và thách thức đan xen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất quan điểm chỉ đạo cùng địa phương và các đối tác phát triển tập trung đẩy mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, phát triển các sản phẩm chủ lực như lúa gạo, trái cây, thủy sản có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao.

Xây dựng nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái theo hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp như cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

"Đồng bằng sông Cửu Long có các vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Quan điểm của Chính phủ xem đây là tài nguyên để khai thác. Do đó, quan điểm của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai là không ngăn nước mặn, mà kiểm soát nước mặn để phục vụ nước mặn là tài nguyên", ông Nam nói và cho biết để đảm bảo sử dụng nước ngọt, nước mặn, nước lợ thì phải đầu tư hạ tầng, nhất là hạ tầng thủy lợi của từng vùng.

Ngoài ra, cần tổ chức lại sản xuất cho nông dân phù hợp với các mô hình ở các vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn. 

Chính phủ cũng đang giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với liên kết doanh nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu, đồng thời giảm thải khí carbon.

"Với những dự án này và các dự án khác, Việt Nam rất mong được các doanh nghiệp và Đại sứ quán Hà Lan quan tâm, đồng hành cùng ngành nông nghiệp", ông Nam nói.

Bộ Nông nghiệp muốn Hà Lan đồng hành với dự án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL - Ảnh 2.

Toàn cảnh buổi tọa đàm - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam Kees Van Baar cho hay nước này sẽ tiếp tục hợp tác về chuyển đổi nông nghiệp bền vững để cùng nhau xây dựng một hệ thống lương thực tốt hơn.

Hà Lan cam kết hợp tác với Việt Nam về các giải pháp dựa vào thiên nhiên và cảnh quan thông qua tái trồng rừng ngập mặn kết hợp với sản xuất cua hoặc ngao, cũng như nuôi trồng thủy sản đa tầng,... và các mục tiêu không phát thải ròng.

Theo đại sứ Kees Van Baar, với kiến ​​thức và kinh nghiệm của mình trên khắp thế giới về thiết kế và phát triển các trung tâm kinh doanh nông sản, Hà Lan mong muốn được hợp tác với Việt Nam.

Vấn đề quản lý nước là cốt lõi trong sự hợp tác, Hà Lan sẽ tư vấn kỹ thuật sản xuất các vùng nước ngọt và vùng ven biển, nhằm cải thiện chất lượng nước, đặc biệt là liên quan đến nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai.

"Để đạt được những mục tiêu này, khu vực tư nhân cần phải đi đầu trong quá trình chuyển đổi bền vững này, vì họ là động lực cho sự thay đổi. Đồng thời phải hợp tác với các đối tác quốc tế, chẳng hạn như Hà Lan" - ông Kees Van Baar nói.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL: Tăng giá trị hạt gạo Việt

TTO - Làm được mục tiêu trên, người dân tăng cơ hội sản xuất và sử dụng gạo sạch, gạo xuất khẩu của Việt Nam thêm uy tín và tăng giá trị chứ không chỉ chạy theo số lượng như thời gian qua. Vấn đề là vốn và mô hình cụ thể để đảm bảo có gạo chất lượng.

C. TUỆ - NGUYÊN BẢO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

SHB - nơi 100.000 cổ đông đặt niềm tin

Với 100.000 cổ đông hiện hữu, SHB cho thấy sự tin tưởng của cổ đông dành cho ngân hàng này. Không đơn thuần là khoản đầu tư hiệu quả, cổ đông SHB còn luôn tin tưởng vào người đứng đầu và ban lãnh đạo SHB.

SHB - nơi 100.000 cổ đông đặt niềm tin

Giá vàng giảm mạnh sau thông tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau

Giá vàng thế giới giảm 110 USD/ounce sau tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau. Lúc 17h hôm nay, 12-5, giá vàng thế giới chỉ còn 3.215 USD/ounce.

Giá vàng giảm mạnh sau thông tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau

Phó thủ tướng: Bắc Ninh - Bắc Giang 'bắt tay' xây dựng cực tăng trưởng mới

Ngày 12-5, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình gặp mặt doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Phó thủ tướng: Bắc Ninh - Bắc Giang 'bắt tay' xây dựng cực tăng trưởng mới

Xe buýt thay mới ở Nghệ An từ năm 2025 sẽ là xe điện

Tỉnh Nghệ An phấn đấu tới năm 2030, tối thiểu 20% xe buýt trên địa bàn sử dụng điện, năng lượng xanh.

Xe buýt thay mới ở Nghệ An từ năm 2025 sẽ là xe điện

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

Gần 19 triệu cổ phiếu NVL của Novaland được các cổ đông lớn và cổ đông nội bộ đăng ký bán, trong đó thành viên gia đình ông Bùi Thành Nhơn là ông Bùi Cao Nhật Quân, bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh và bà Cao Thị Ngọc Sương muốn bán hơn 11,5 triệu cổ phiếu.

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar