24/08/2024 16:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ Nội vụ phản hồi kiến nghị 'gỡ khó' khi đặt tên huyện, xã sau sáp nhập

Bộ Nội vụ đã có trả lời kiến nghị của cử tri một số địa phương gửi đến, trong đó đề nghị có hướng dẫn thêm liên quan việc đặt tên huyện, xã sau sáp nhập.

Bộ Nội vụ phản hồi kiến nghị 'gỡ khó' khi đặt tên huyện, xã sau sáp nhập - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà - Ảnh: GIA HÂN

Theo đó, cử tri Hà Nội đề nghị khi triển khai thực hiện nghị quyết 35/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập) giai đoạn 2023-2030 phải từng bước thận trọng, chặt chẽ.

Nhất là công tác cán bộ, việc đặt tên đơn vị mới (hợp lòng dân, phù hợp truyền thống văn hóa của địa phương khi sáp nhập) và việc quản lý tài sản công (trong đó có các trụ sở hành chính)…

Có hướng dẫn cụ thể việc sắp xếp các chức danh trưởng, phó và thành viên các ban của HĐND khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính nêu trên.

Khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có

Phản hồi nội dung này, Bộ Nội vụ nêu rõ quá trình xây dựng trình cấp có thẩm quyền về việc tiếp tục thực hiện sáp nhập huyện, xã giai đoạn 2023 - 2030 đã được Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng, chặt chẽ.

Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị đã ban hành kết luận 48, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết 35 và Chính phủ đã ban hành nghị quyết 117, các bộ, cơ quan trung ương đã ban hành sớm, đầy đủ, đồng bộ các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện.

Trong đó có việc thực hiện từng bước theo 2 giai đoạn (giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn 2026-2030).

Việc này nhằm tạo thuận lợi cho các cơ quan trung ương và các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương lớn của Đảng về sáp nhập huyện, xã giai đoạn 2023 - 2030.

Về việc đặt tên đơn vị hình thành sau sáp nhập, theo Bộ Nội vụ đã được quy định cụ thể tại nghị quyết 35/2023.

Theo đó việc đặt tên, đổi tên đơn vị hình thành sau sắp xếp thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Cụ thể phải bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri.

Trường hợp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp thì khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.

Cũng trả lời thêm ý kiến cử tri thành phố Đà Nẵng về vấn đề đặt tên, Bộ Nội vụ nêu rõ đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về một số lưu ý khi xây dựng, trình đề án sáp nhập huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025

Trong đó đã lưu ý việc đặt tên đơn vị huyện, xã sau sáp nhập là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, liên quan đến các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng gắn với giá trị tinh thần, niềm tự hào, tự tôn của cộng đồng dân tộc, cộng đồng dân cư nơi sáp nhập.

Theo đó, các địa phương cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, thận trọng, hợp tình, hợp lý, bảo đảm sự đồng thuận, thống nhất của người dân trên địa bàn.

Trường hợp nhập các đơn vị cùng cấp thì khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các đơn vị trước khi nhập để đặt tên cho đơn vị hình thành sau sắp xếp.

Đã có hướng dẫn về giải quyết chế độ, chính sách với cán bộ dôi dư

Liên quan đến việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và giải quyết chế độ, chính sách dôi dư đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị thực hiện sắp xếp, theo Bộ Nội vụ đã được quy định cụ thể tại nghị quyết 35.

Cùng với đó là văn bản của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn việc thực hiện sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở những địa phương thực hiện sáp nhập huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.

Và văn bản 4099/2023 của Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công nhận vùng an toàn khu, xã an toàn khu, xã đảo, đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi thực hiện sáp nhập huyện, xã giai đoạn 2023 - 2030.

Về sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sáp nhập, Bộ Nội vụ thông tin đã được quy định cụ thể ở nghị quyết 35 và các văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện sáp nhập huyện, xã giai đoạn 2023 - 2030.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Dự kiến dôi dư 21.800 cán bộ sau sáp nhập huyện, xã

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay khi sáp nhập huyện, xã giai đoạn 2023 -2025, dự kiến cả nước dôi dư 21.800 cán bộ, công chức cấp huyện, xã.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Hai bên nhất trí hướng tới các dự án cụ thể và mang tính biểu tượng trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Thời tiết hôm nay 11-5: Cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to

Hôm nay 11-5, hầu hết các khu vực trên cả nước đều có mưa, nhiều nơi mưa to đến rất to do không khí lạnh, rãnh áp thấp hoạt động.

Thời tiết hôm nay 11-5: Cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Sau bài phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu Giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar