24/01/2014 07:25 GMT+7

"Bộ lạc chuột" ở Bắc Kinh

ĐÔNG PHƯƠNG
ĐÔNG PHƯƠNG

TT - Cách sân vận động Olympic Bắc Kinh (Trung Quốc) trị giá 600 triệu USD không xa, gia đình cô công nhân nhập cư Diệp Nghị Văn chui rúc trong một căn phòng chật hẹp dưới lòng đất, nơi che chắn cho vợ chồng cô và hai đứa bé khỏi cái lạnh cắt da của mùa đông miền bắc.

Phóng to
Căn nhà dưới giếng của ông Vương Tú Thanh - Ảnh: Reuters

Diệp là một trong số rất nhiều dân nhập cư buộc phải sống dưới lòng đất do không đủ tiền thuê một phòng trọ đúng nghĩa. Dưới các tầng hầm, giếng nước khô, họ sống thành từng khu mà người dân Bắc Kinh hay gọi là các “bộ lạc chuột”.

Sống dưới lòng đất

281.000 người sống chui rúc

Theo số liệu của nhà chức trách Trung Quốc, hiện có khoảng 281.000 người sống chui rúc dưới tầng hầm, các giếng nước bỏ hoang hoặc các nhà ở dưới lòng đất. Tuy nhiên, các báo cáo không chính thức cho biết con số trên có thể lên tới 1 triệu người.

Trong một căn phòng chật hẹp dưới tầng hầm, anh Quan Sinh, 25 tuổi, ngồi co ro trên giường. Quan chăm chú nhìn vào màn hình máy tính xách tay để đọc các quảng cáo tìm việc, mặc cho mùi hôi thối từ nhà vệ sinh công cộng xộc vào mũi. Quan cho biết anh chi khoảng 600 NDT/tháng (hơn 2 triệu đồng) để thuê căn hộ dưới tầng hầm này.

“Tiết kiệm tiền là quan tâm số một của tôi” - Quan vừa nói vừa đi dọc hành lang tối tăm dưới tầng hầm. Anh cho biết cũng nhờ sống dưới lòng đất, anh chỉ tốn rất ít tiền điện và nước. Nhưng giọng nói Quan lạc đi ngay sau đó khi nhắc tới việc sở hữu một căn hộ ở Bắc Kinh. “Đó là điều mà tôi chưa dám nghĩ đến ngay lúc này” - Quan tâm sự với AFP.

Dù vậy, “nhà” của Quan còn tốt hơn nhiều so với những đường cống hoặc giếng cũ hôi hám dưới chân những căn nhà chọc trời của thủ đô Bắc Kinh. Trong hơn 10 năm trời, những khách hàng giàu có của khách sạn Lido tại quận Triều Dương hiếm khi nào tưởng tượng nổi bên dưới chiếc nắp cống cạnh nơi mình ra vào là ngôi nhà của một người đàn ông trung niên nghèo khổ.

Báo Tân Kinh cho biết giữa năm 2013, ông Vương Tú Thanh, 52 tuổi, lao động nhập cư từ tỉnh Hà Bắc, bỗng dưng trở nên nổi tiếng khi truyền thông đưa tin về ngôi nhà dưới giếng.

Mặc dù sống dưới giếng với mối nguy hiểm luôn rình rập, ông Vương vẫn vui vẻ cho biết suốt 10 năm sống dưới giếng, ông tiết kiệm được 36.000 NDT (125 triệu đồng). Ông Vương bảo rằng số tiền trên ông dành dụm để trả tiền nợ vi phạm chính sách một con và nuôi ba cô con gái ăn học. Số tiền ông kiếm được thậm chí không đủ để thuê một căn hộ rẻ nhất tại Bắc Kinh.

Giá mỗi mét vuông ở chung cư gần nơi ông Vương sinh sống lên đến 40.000 NDT (gần 140 triệu đồng). Ngước nhìn tòa chung cư cao tầng, ông Vương thở dài: “Tôi không đủ tiền mua 1m2 căn hộ kia”.

Phóng to
Chỗ ngủ dưới giếng của ông Vương Tú Thanh - Ảnh: Reuters

Ai cho tôi phẩm giá?

Hàng ngàn căn hầm tránh bom được Trung Quốc xây dựng sau khi nắm chính quyền vào năm 1949 đã trở thành “nhà” của hàng ngàn người dân nhập cư. Năm 2010, chính phủ ra lệnh cấm sử dụng các nơi trú ẩn này nhưng người dân di cư nghèo khổ vẫn xem đây là chốn nương thân.

Viện Nghiên cứu chỉ số Trung Quốc hồi tháng 12-2013 cho biết các căn hộ có giá trung bình lên đến 31.500 NDT/m2 (khoảng 110 triệu đồng). Mức giá này tăng 28,3% mỗi năm. Tháng 11-2013, Trung Quốc tuyên bố kế hoạch tạo điều kiện cho nông dân nhập khẩu thành phố. Tuy nhiên, khi giá nhà đất cao gấp 13,3 lần thu nhập bình quân của người dân, các nông dân nghèo di cư đến Bắc Kinh khó lòng kiếm được một chốn nương thân.

Việc hàng trăm triệu người dân nông thôn đổ xô đến các thành phố lớn trong vài thập kỷ qua trở thành cuộc di dân lớn nhất lịch sử. Nhưng những người thực hiện hành trình này không hẳn tìm được một cuộc sống khá giả tại đây.

Không chỉ bị cái nghèo đeo bám, nhiều lao động di cư còn phải khổ sở với món nợ “vỡ kế hoạch” và chế độ hộ khẩu nghiêm ngặt. Ông Vương Tú Thanh cho biết món tiền ông phải đóng phạt do vi phạm chính sách một con lên đến 60.000 NDT (209 triệu đồng). Nhiều lần ông cố tình thoái thác việc đóng phạt, nhưng khi ba cô con gái đến tuổi vào trung học, không đóng tiền phạt cũng đồng nghĩa với việc không hộ khẩu, không được tiếp tục đi học.

“Phẩm giá không phải là thứ dành cho tất cả mọi người. Đối với những người sống như ăn mày thì phẩm giá không là gì cả. Năm 2008, khi tôi đang rửa xe cho khách bên lề đường, một người quản lý đô thị bắt tôi đi. Anh ta thả con chó trong cũi sắt ra ngoài và bắt tôi chui vào trong đó. Tôi cũng muốn có phẩm giá. Nhưng kể từ giây phút đó, phẩm giá nào còn lại cho tôi?” - ông Vương kể lại trong một buổi phỏng vấn với báo Tân Kinh bằng giọng cam chịu.

ĐÔNG PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bà Melania được dân Ukraine gọi là 'đặc vụ quốc gia'

Người dân Kiev gọi bà Melania là 'đặc vụ Melania' sau khi ông Trump ám chỉ bà đóng vai trò quan trọng khiến ông thay đổi quan điểm về chiến sự.

Bà Melania được dân Ukraine gọi là 'đặc vụ quốc gia'

Dư luận Hàn Quốc xấu hổ vì hành vi kém văn minh của du khách nước mình

Gần đây, tại các nước như Thái Lan và Việt Nam, một số người Hàn Quốc đã có hành vi thiếu chuẩn mực như đánh nhau tập thể hay hành hung người bản địa, khiến dư luận chỉ trích gay gắt.

Dư luận Hàn Quốc xấu hổ vì hành vi kém văn minh của du khách nước mình

Ông Trump: Anh sẽ chiến đấu vì Mỹ nếu có chiến tranh, đặt dấu hỏi với EU và NATO

Tổng thống Trump tự tin nước Anh sẽ chiến đấu để bảo vệ Mỹ nếu xảy ra chiến tranh, nhưng hoài nghi các nước EU và NATO sẽ làm điều tương tự, viện dẫn đây là lý do ông cân nhắc áp thuế 30% hàng hóa châu Âu.

Ông Trump: Anh sẽ chiến đấu vì Mỹ nếu có chiến tranh, đặt dấu hỏi với EU và NATO

Thủ tướng Ukraine đệ đơn từ chức, chuẩn bị cải tổ nội các quy mô lớn

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 15-7 tuyên bố đã đệ đơn từ chức, mở đường cho cuộc cải tổ nội các lớn chưa từng có của quốc gia này kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào tháng 2-2022.

Thủ tướng Ukraine đệ đơn từ chức, chuẩn bị cải tổ nội các quy mô lớn

Châu Âu tranh cãi gay gắt về biện pháp trừng phạt Israel vì chiến sự Gaza

Liên quan đến xung đột Gaza, các nước EU vẫn đang loay hoay tìm kiếm sự đồng thuận tập thể, khi nội bộ khối tiếp tục chia rẽ sâu sắc về các biện pháp trừng phạt Israel.

Châu Âu tranh cãi gay gắt về biện pháp trừng phạt Israel vì chiến sự Gaza

Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền tiếp Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan

Ngày 15-7, Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã có buổi tiếp Đô đốc Jirapol Wongwit, tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền tiếp Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar