06/01/2020 17:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bỏ giấy phép lái xe đang bị tạm giữ, thi lấy giấy phép mới được không?

TUYẾT MAI
TUYẾT MAI

TTO - Ngoài phạt tiền, trong nhiều trường hợp người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến 2 năm.

Bỏ giấy phép lái xe đang bị tạm giữ, thi lấy giấy phép mới được không? - Ảnh 1.

Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn của tái xế - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ

Vậy người này bỏ giấy phép lái xe đang bị tạm giữ để thi lấy giấy phép lái xe khác được không? Đó là thắc mắc của nhiều người khi nghị định 100 có hiệu lực.

Tích hợp thông tin bằng công nghệ, không thể vi phạm rồi bỏ bằng

Bên cạnh hình thức phạt tiền, nghị định 100 còn quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (tức bằng lái) trong thời gian nhất định đối với nhiều lỗi vi phạm. Trong đó, nhiều trường hợp có thể bị tước bằng lái đến 2 năm.

Điển hình là trường hợp sử dụng rượu bia khi lái xe. Người điều khiển xe môtô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng.

Còn người điều khiển xe ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn tương tự sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Theo luật sư Trần Bá Học (Đoàn luật sư TP.HCM), về nguyên tắc, tước giấy phép lái xe là một dạng chế tài hành chính. Nếu bị tước giấy phép lái xe trong vòng 24 tháng, tức là người này không được quyền lái loại xe tương tự trong vòng 24 tháng. Do vậy, khi chưa hết thời hạn bị phạt thì người này không được học, thi và cấp giấy phép lái xe mới.

Theo một cảnh sát giao thông tại TP.HCM, hiện nay Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an đã liên thông dữ liệu, tích hợp thông tin. Khi xử phạt vi phạm giao thông, cơ quan chức năng sẽ cập nhật lên hệ thống, nên 1 người vi phạm ở TP.HCM, bị xử phạt tước giấy phép lái xe sau đó không thể "lách luật" bằng cách đến 1 tỉnh, thành phố khác để thi giấy phép lái xe mới. 

Thậm chí, trước đây có nhiều tài xế báo mất giấy phép lái xe để xin cấp lại nhiều lần, dẫn đến 1 người có nhiều giấy phép lái xe, khi bị cơ quan chức năng tạm giữ giấy này thì còn giấy khác. 

Tuy nhiên, vị này cũng cho biết sắp tới hạn chế này cũng sẽ được cơ quan chức năng khắc phục.

Nhiều điểm mới trong nghị định 100

Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1-1-2020 được hi vọng sẽ tạo ra thay đổi trong "văn hóa ăn nhậu" của người Việt. Đáng chú ý là mức phạt nghiêm khắc đối với tài xế có nồng độ cồn.

Không chỉ người lái ôtô, xe máy, nghị định 100 còn quy định người xe đạp mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ còn cũng bị phạt từ 80.000 đồng đến 600.000 đồng.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định về mức phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại, đeo tai nghe khi lái xe và mức phạt này khá cao so với nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Người lái ôtô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển ôtô chạy trên đường sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng. Người này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng, nếu gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

Tương tự, người điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng. Ngoài ra hành vi này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

Nhiều hành vi vi phạm khác cũng tăng mức phạt so với nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Tài xế có nồng độ cồn gấp 3 lần mức vi phạm cao nhất suýt tông cảnh sát 141

TTO - Tài xế ôtô với nồng độ cồn 1.191 miligam/lít khí thở bị lực lượng chức năng ra hiệu dừng xe nhưng lại tăng ga bỏ chạy, suýt tông 1 chiến sĩ cảnh sát 141.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tôi 61 tuổi đến cuối năm nay nghỉ hưu, xin nghỉ trước 3 tháng được không?

Tôi năm nay 61 tuổi, đầu tháng 12-2025 tôi sẽ về hưu theo đúng chế độ. Tôi có quá trình làm việc và đóng bảo hiểm xã hội liên tục từ năm 1990 tới nay, bảo hiểm thất nghiệp đóng từ năm 2009 tới nay.

Tôi 61 tuổi đến cuối năm nay nghỉ hưu, xin nghỉ trước 3 tháng được không?

Mượn tiền ngân hàng cho bạn vay nhưng không làm hợp đồng, có thể khởi kiện không?

Tôi vay ngân hàng 70 triệu đồng trong 3 năm để giúp người bạn chữa trị cho mẹ nhưng giờ bạn không muốn trả khoản nợ này nữa.

Mượn tiền ngân hàng cho bạn vay nhưng không làm hợp đồng, có thể khởi kiện không?

Hàng xóm tự ý tháo dỡ đường dây điện nhà tôi, phải phản ánh tới đâu?

Tôi và hàng xóm tranh chấp đất đai. Chủ nhà đó tự ý cắt đường dây điện, tháo đường ống cấp nước và đường truyền Internet của nhà tôi.

Hàng xóm tự ý tháo dỡ đường dây điện nhà tôi, phải phản ánh tới đâu?

Công ty nợ tiền và giữ sổ bảo hiểm xã hội khi phá sản, phải làm sao?

Công ty tôi phá sản, còn nợ tiền bảo hiểm xã hội của nhân viên và giữ sổ bảo hiểm, phải làm sao?

Công ty nợ tiền và giữ sổ bảo hiểm xã hội khi phá sản, phải làm sao?

Đất chưa có sổ có chia thừa kế được không?

Đất khai hoang chưa có sổ, người sử dụng đất chết không để lại di chúc thì có chia thừa kế được không?

Đất chưa có sổ có chia thừa kế được không?

Không cấp dưỡng theo nghĩa vụ có bị xử lý?

Nếu những người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà trốn tránh, từ chối cấp dưỡng thì có bị xử lý không? Hình thức xử lý như thế nào? (Một bạn đọc)

Không cấp dưỡng theo nghĩa vụ có bị xử lý?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar