07/12/2024 18:26 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cân nhắc giới hạn tỉ lệ hoặc bỏ hẳn xét tuyển sớm

Theo thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc xét tuyển sớm dẫn đến tình trạng các trường phải chuẩn bị công tác tuyển sinh từ đầu năm, học sinh 'chạy đôn chạy đáo' làm thủ tục... 'Tất cả đều vất vả mà hiệu quả không cao'.

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cân nhắc giới hạn tỉ lệ hoặc bỏ hẳn xét tuyển sớm - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời những câu hỏi liên quan đến dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non - Ảnh: DANH KHANG

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 7-12, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã trả lời về dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, trong đó quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

"Xét tuyển sớm tạo nên cuộc chạy đua nhưng hiệu quả không cao"

Theo ông Sơn, khi sửa đổi các nội dung trong dự thảo đều dựa trên căn cứ pháp lý và thực tiễn triển khai. Dự thảo quy chế được xây dựng sau khi bộ theo dõi quá trình triển khai quy chế tuyển sinh đại học nhiều năm, lắng nghe ý kiến chuyên gia, người trong cuộc trực tiếp làm tuyển sinh tại các trường, các nhà quản lý giáo dục phổ thông, dữ liệu tuyển sinh qua nhiều năm.

"Việc điều chỉnh quy chế tuyển sinh phải dựa trên nguyên tắc công bằng, chất lượng, nâng cao hiệu quả, tạo thuận lợi cho thí sinh và các trường. Bên cạnh đó cố gắng làm sao để nâng cao hiệu quả cũng như tạo thuận lợi cho thí sinh", Thứ trưởng Sơn nói.

Ông Sơn cho biết thêm vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức buổi tọa đàm thẳng thắn, cởi mở. Tại đây, ý kiến của chuyên gia, người trong cuộc hết sức đồng thuận với dự thảo của bộ, bám theo nguyên tắc công bằng, chất lượng, hiệu quả.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay việc xét tuyển sớm xuất hiện cách đây 6-7 năm từ một số cơ sở đào tạo. Khoảng năm 2017, bắt đầu từ một cơ sở đào tạo xét tuyển sớm bằng học bạ, bằng thành tích và các hình thức khác.

"Khi cơ sở đào tạo này tổ chức xét tuyển sớm, các cơ sở đào tạo khác như một cuộc chạy đua, lao vào cuộc cạnh tranh vất vả", ông Sơn nói.

Trong cuộc đua xét tuyển sớm, các cơ sở đào tạo phải chuẩn bị từ đầu năm cho công tác tuyển sinh, còn các em học sinh đang học lớp 12 "chạy đôn chạy đáo để giành chứng chỉ làm hồ sơ". Các trường THPT, thầy cô giáo phải xác nhận để phục vụ công tác tuyển sinh này. 

"Tất cả đều vất vả nhưng hiệu quả mang lại không cao", ông Sơn nhận định.

Nhiều chuyên gia đề nghị bỏ hẳn xét tuyển sớm

Đưa ra thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cứ 8 nguyện vọng xét tuyển sớm mới có một nguyện vọng về sau nhập học, cứ hai thí sinh trúng xét tuyển sớm thì chỉ có một em nhập học, ông Sơn phân tích: "Xét tuyển sớm do các trường làm độc lập, nên khi bộ xét tuyển chung thì sẽ tạo ra tỉ lệ ảo. 

Vấn đề này khiến các trường, các ngành không dự đoán được chính xác tỉ lệ ảo, nên xác định chỉ tiêu và điểm chuẩn không chắc chắn. Thường điểm chuẩn sẽ thấp đi để trường tuyển được nhiều thí sinh hơn".

Theo thứ trưởng, từ khâu dự báo tỉ lệ trúng tuyển không đúng gây ra thiệt hại lớn, đồng thời không có căn cứ dẫn đến điểm chuẩn trong đợt tuyển sinh chính của một số ngành tăng vọt, đó là điểm không công bằng.

"Từ sự bất công dẫn đến chất lượng không bảo đảm, có những em được 25 điểm có khả năng trúng tuyển, nhưng sau đó điểm chuẩn nâng lên 26 điểm vì có những em đã trúng tuyển theo diện tuyển sinh sớm.

Vì xét tuyển sớm nên nhiều em chưa hoàn thành chương trình THPT lớp 12 đã lao vào xét tuyển đại học cũng dẫn đến sự không công bằng. 

Em nào đủ điều kiện đã học trước chương trình từ học kỳ 1, trong khi tất cả các em đều đến tháng 5 mới hoàn thành chương trình THPT. Như vậy, việc xét tuyển dựa trên kết quả học tập của các em là không đồng đều", ông Sơn chia sẻ.

Cũng theo thứ trưởng, tác động tiêu cực nữa là có rất nhiều em có tâm lý trúng tuyển rồi không quan tâm đến chương trình học ở THPT nữa, có em đến lớp chỉ ngồi chơi hoặc không đến lớp nữa vì đã biết mình trúng tuyển. 

Thậm chí có em trúng tuyển vào lớp 10 trường chuyên đã yên tâm trúng tuyển đại học và các em chỉ tập trung học những gì mình thích, thiếu đi sự toàn diện, quá trình đào tạo sau này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lắng nghe ý kiến và qua thực hiện nhiều năm đã rút ra thực tiễn. Khi điều chỉnh, khống chế tỉ lệ, chỉ những em nào thực sự có năng lực vượt trội thì mới được tuyển thẳng, xét tuyển sớm. Còn lại hầu hết các em sẽ tham gia kỳ thi chính của bộ.

"Với giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm thì tỉ lệ trúng tuyển khoảng 5-7%, các em thí sinh tập trung vào xét tuyển bình đẳng.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia, người làm công tác tuyển sinh còn đề nghị bỏ xét tuyển sớm, bộ sẽ cân nhắc điều này, xem xét nên rút ngắn tỉ lệ này hay bỏ xét tuyển sớm để tạo sự công bằng", ông Sơn trả lời tại họp báo.

Có nên khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm không quá 20%?

Xét tuyển sớm gồm nhiều phương thức khác nhau, không chỉ có xét học bạ THPT, nên việc khống chế xét tuyển sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến thí sinh và công tác tuyển sinh của các trường đại học.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar