09/09/2015 11:34 GMT+7

​Bộ GD-ĐT thừa nhận có việc giáo viên ép học sinh học thêm

XUÂN LONG
XUÂN LONG

TTO - Bộ GD-ĐT thừa nhận có một bộ phận giáo viên xuất phát từ động cơ vụ lợi, bằng nhiều cách khác nhau bắt ép học sinh học thêm.

Nụ cười hồn nhiên của các em trong ngày khai giảng năm học mới 

Trả lời phản ánh của cử tri Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Hà Nam, Bạc Liêu về tình trạng dạy thêm, học thêm tràn làn ở nhiều cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục - Đào tạo thừa nhận có một bộ phận giáo viên xuất phát từ động cơ vụ lợi, bằng nhiều cách khác nhau bắt ép học sinh học thêm.

Theo nội dung trả lời kiến nghị của cử tri Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Hà Nam, Bạc Liêu, Bộ GD-ĐT cho rằng bản chất của việc dạy thêm học thêm là tốt nếu như nó xuất phát từ nhu cầu của cha mẹ học sinh muốn nâng cao kết quả học tập của con em mình. 

Bộ GD-ĐT cho rằng các trường phổ thông tổ chức dạy thêm học thêm nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh; phụ đạo học sinh học lực yếu kém; bồi dưỡng học sinh khá giỏi.

Có nhiều học sinh tiến bộ rõ rệt trong học tập nhờ dạy thêm học thêm.

Dạy thêm học thêm là một hiện tượng xã hội không phải của riêng Việt Nam mà của rất nhiều quốc gia trên thế giới. 

Tuy nhiên, Bộ G-ĐT cũng thừa nhận có một bộ phận giáo viên xuất phát từ động cơ vụ lợi, bằng nhiều cách khác nhau bắt ép học sinh học thêm gây bức xúc đối với xã hội. Một số nơi dạy thêm học thêm phát triển tràn lan còn do công tác quản lý dạy thêm học thêm lỏng lẻo.

Để khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm sai quy định, Bộ GD-ĐT cho biết đã tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học; đối mới thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, đổi mới từng bước cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng: giảm dần yêu cầu học thuộc lòng, chú trọng vận dụng kiến thức tổng hợp bằng cách ra đề thi theo hướng tăng dần các yêu cầu vận dụng sáng tạo, ra đề “mở” gắn với các vấn đề thực tiễn, thời sự của đất nước để học sinh trình bày ý kiến cá nhân trên cơ sở tổng hợp, vận dụng kiến thức được học.

Bộ GD-ĐT khẳng định cùng với việc triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, những biện pháp nêu trên từng bước sẽ khắc phục được tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định trong nhà trường phổ thông.

XUÂN LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã triển khai hai định hướng: thúc đẩy công bố quốc tế gắn với đào tạo đa ngành; phát triển các nghiên cứu ứng dụng gắn với các vấn đề đương đại.

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

Hà Trọng Bách, lớp 12B15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Tân Phú, TP.HCM, đã giành hai giải nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn toán và giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025.

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar