06/06/2018 18:23 GMT+7

Bộ GD-ĐT tìm cách hạn chế... sinh viên đi học nước ngoài

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Đưa ra một loạt giải pháp nhằm hạn chế dòng chảy du học nước ngoài của học sinh, sinh viên VN, Bộ GD-ĐT đặt mục tiêu “chất lượng đầu ra chương trình đào tạo trong nước sẽ tiệm cận với chuẩn đào tạo quốc tế”.

Bộ GD-ĐT tìm cách hạn chế... sinh viên đi học nước ngoài - Ảnh 1.

Sinh viên trường ĐH Kinh tế quốc dân trong một buổi học với giảng viên là người nước ngoài - Ảnh: NAM TRẦN

Ngày 6-6, Bộ GD-ĐT đã công khai một loạt giải pháp nhằm "hạn chế học sinh, sinh viên đi học nước ngoài".

Trước đó, trong phiên trả lời chất vấn ngày 6-6, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết theo nguồn thống kê không chính thức, số lượng học sinh sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học tập, nghiên cứu mỗi năm mất khoảng 3-4 tỉ USD. Theo ông Nhạ, "đây là nguồn tiền rất lớn".

Bộ GD-ĐT đã tham mưu Chính phủ đề án các nguồn lực xã hội, nguồn lực tư nhân vào giáo dục, để giáo dục trong nước tốt, người dân không phải gửi con ra nước ngoài.

Theo đó, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh đến chủ trương xây dựng các trường xuất sắc tại Việt Nam theo chuẩn quốc tế như các trường ĐH Việt Pháp, Việt Đức, Việt Nhật... để tạo môi trường quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam trong đó chất lượng đầu ra sẽ tiệm cận với chuẩn đào tạo quốc tế.

Cụ thể như triển khai các chương trình chất lượng cao, nhập khẩu từ các nước phát triển: Chương trình tiên tiến, chương trình kỹ sư chất lượng cao, liên kết đào tạo quốc tế (các chương trình đào tạo được kiểm định bởi tổ chức quốc tế, văn bằng được quốc tế công nhận, chương trình, giáo trình nhập khẩu và giảng dạy bằng ngoại ngữ, có sự tham gia của các giáo sư nước ngoài, chương trường đào tạo được cấp song bằng)...

Bộ GD-ĐT cũng khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học Việt Nam tham gia kiểm định quốc tế, tham gia các bảng xếp hạng quốc tế. 

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT chú trọng các chính sách thu hút các sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam để tạo ra môi trường học tập quốc tế và tăng cường trao đổi sinh viên quốc tế hai chiều.

Đồng thời, bộ đang thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên để nâng cao năng lực hội nhập và công bố khoa học quốc tế, cũng như năng lực ngoại ngữ cho sinh viên phục vụ học tập và giúp hội nhập với thị trường lao động quốc tế.

TTO - Nhiều gia đình hiện nay sẵn sàng chi bạc tỉ cho con du học thay vì học trong nước. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói gì về việc này?

NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học tại thủ đô, bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Theo Luật Nhà giáo mới, nhiều người được về hưu sớm nhưng có những người mong muốn cống hiến sẽ được kéo dài tuổi nghỉ hưu cao hơn.

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Nghị định số 86/2021/NĐ-CP chưa quy định tiêu chí miễn bồi hoàn đối với du học sinh chưa hoàn thành khóa học có lý do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, về sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn.

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Căn nhà 20m² nằm nép mình ở cuối cánh đồng xã Lân Phong, Quảng Ngãi là nơi sinh sống của thủ khoa lớp 10 tỉnh Quảng ngãi. Cô gái nhỏ, đang viết nên câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng vươn lên bằng học vấn.

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Nhiều trường đại học, cao đẳng được hợp nhất, đổi tên sau nhập tỉnh. Riêng Cà Mau giữ nguyên trạng các trường đại học, cao đẳng.

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường

Một phụ huynh ở Hà Nội tố cô giáo mầm non đánh đập, kéo lê và ném con gái 4 tuổi vào tường ngay trong lớp học.

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar