09/07/2020 17:00 GMT+7

Bộ Công thương hợp tác Samsung đào tạo 200 chuyên gia khuôn mẫu

P.Q
P.Q

Dự án hợp tác đào tạo nhân lực khuôn mẫu Việt Nam do Bộ Công thương và Samsung Việt Nam phối hợp thực hiện được kỳ vọng sẽ tạo nên đội ngũ chuyên gia để nâng cao trình độ thiết kế, chế tạo và sản xuất khuôn mẫu ở Việt Nam.

Bộ Công thương hợp tác Samsung đào tạo 200 chuyên gia khuôn mẫu - Ảnh 1.

Kỳ họp 9 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Hàn Quốc ngày 22-10- 2019 tại Seoul giữa Bộ Công thương và Samsung Việt Nam

Ngày 14-7-2020 tới đây, Bộ Công thương sẽ phối hợp với Samsung Việt Nam tổ chức "Lễ khai mạc dự án hợp tác đào tạo nguồn nhân lực khuôn mẫu Việt Nam" tại 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Lễ khai mạc dự kiến do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì với sự tham dự của trên 100 đại biểu khác, nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò của lĩnh vực khuôn mẫu trong sản xuất công nghiệp và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. 

Sự kiện tập trung giới thiệu, quảng bá và chia sẻ thông tin khóa đào tạo đến đông đảo các cơ quan, tổ chức, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trong lĩnh vực khuôn mẫu Việt Nam.

Sự kiện được triển khai trên cơ sở ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong dự án đào tạo nguồn nhân lực khuôn mẫu Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023, nằm trong khuôn khổ kỳ họp 9 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Hàn Quốc ngày 22-10- 2019 tại Seoul giữa Bộ Công thương và Samsung Việt Nam.

Mục tiêu của chương trình là đào tạo 200 chuyên gia khuôn mẫu, nâng cao trình độ thiết kế, chế tạo và sản xuất khuôn mẫu với độ gia công chính xác cao, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về khuôn mẫu của các doanh nghiệp Việt Nam, nhằm nâng cao tính chủ động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như khả năng tham gia vào các chuỗi sản xuất toàn cầu.

Do đó, sự kiện "Lễ khai mạc dự án hợp tác đào tạo nguồn nhân lực khuôn mẫu Việt Nam" nhằm quảng bá rộng rãi, cũng như thông tin chương trình đào tạo đến cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh vực khuôn mẫu nói riêng. 

Với đội ngũ nhân lực được đào tạo, có trình độ quản lý, nghiệp vụ sản xuất theo tiêu chuẩn của nhiều nước tiên tiến, sẽ tạo nên tính lan toả mạnh mẽ cho phát triển nguồn nhân lực ngành khuôn mẫu trong tất cả các lĩnh vực sản xuất.

Được xem là "nền tảng của nền công nghiệp", sản xuất khuôn mẫu đang phát triển theo hướng tập trung đầu tư và phát triển công nghệ. Với khả năng tạo ra sản phẩm với số lượng lớn, thời gian sản xuất ngắn, và mức độ ổn định cao, các sản phẩm khuôn mẫu là công cụ không thể thiếu trong rất nhiều ngành sản xuất công nghiệp, từ các sản phẩm đồ gia dụng đến các sản phẩm hàng không và điện tử hiện đại. 

Với Việt Nam, giá trị của ngành công nghiệp khuôn mẫu, cơ khí chính xác tại Việt Nam hiện đạt khoảng trên 1 tỉ USD/năm; với tỷ lệ tăng trưởng 18%/năm, ngành này đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trong thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất. Hiện có khoảng 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, song mới chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.

Tuy nhiên trong giá trị 1 tỉ USD thì doanh nghiệp trong nước mới chiếm khoảng 42%, còn lại là nhóm doanh nghiệp nước ngoài. 

Đáng chú ý, doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm 8,5% khuôn ép, còn lại là khuôn dập. Do đó, nhu cầu về khuôn mẫu cho sản xuất nhựa, cơ khí, chi tiết máy, linh kiện… để nâng cao chất lượng sản phẩm là rất lớn, giúp doanh nghiệp nội địa tăng năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trên thực tế, ở những đất nước phát triển tiên tiến như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc đã ứng dụng các tiến bộ của công nghệ từ lâu không chỉ cho ngành công nghiệp sản xuất khuôn mẫu mà cho tất cả các lĩnh vực khác.

Các nước này đã hình thành các tổ hợp sản xuất chất lượng cao như thiết kế chế tạo khuôn dập nóng, dập nguội, khuôn đúc áp lực, khuôn dập tư động... chuyên cung cấp các dịch vụ nhiệt luyện cho các công ty chế tạo khuôn khác, thiết kế các chi tiết tiêu chuẩn để phục vụ quá trình chế tạo khuôn mẫu như các khối khuôn, lò so, trụ dẫn, cao su ép nhãn, bộ đế khuôn... tất cả đều đạt tiêu chuẩn và độ chính xác cao. Ngoài ra, họ còn cung cấp các phần mềm sử dụng trong sản xuất khuôn mẫu như CAE, CAD, CAM...

Mặt bằng chung của công nghiệp khuôn mẫu thế giới có 5 hạng mục bao gồm thiết kế, gia công, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, lắp ráp và đo kiểm thì công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ở tỷ lệ 70,36%. 

Còn nếu xét trong 5 cấp độ năng lực công nghệ, các doanh nghiệp nội đã sản xuất những sản phẩm cấp 3 và 4, những sản phẩm trong nhóm cấp 1 và 2 vẫn phải nhập khẩu từ các tập đoàn lớn trên thế giới, đặt ra nhu cầu nâng cao năng lực sản xuất khuôn mẫu và chất lượng sản phẩm trong thời gian tới.

P.Q

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh, thị trường trong nước vẫn dè dặt

Giá hồ tiêu trong nước tăng nhẹ và được dự báo có thể còn tăng trong tương lai gần do nguồn cung cơ bản chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh, thị trường trong nước vẫn dè dặt

Vợ chồng Đoàn Di Băng thu bộn tiền cỡ nào từ bán sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe phụ nữ?

Hai vợ chồng Đoàn Di Băng và Nguyễn Quốc Vũ liên tục xây dựng hình ảnh giàu sang trên mạng xã hội, từ đó quảng cáo và bán chạy hàng loạt sản phẩm gắn liền với sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ.

Vợ chồng Đoàn Di Băng thu bộn tiền cỡ nào từ bán sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe phụ nữ?

Đại gia Việt ‘bắt tay’ Tập đoàn Trump làm dự án tỉ USD: Tiền về ‘ồ ạt’, lãi ngàn tỉ sau lỗ

Quý 1-2025, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc của ông Đặng Thành Tâm ghi nhận kết quả kinh doanh hồ hởi với nguồn thu dồi dào.

Đại gia Việt ‘bắt tay’ Tập đoàn Trump làm dự án tỉ USD: Tiền về ‘ồ ạt’, lãi ngàn tỉ sau lỗ

Brazil đe dọa vị thế 'ông vua' cà phê Robusta của Việt Nam

Trong 2-3 năm tới, Brazil có thể vượt Việt Nam, vươn lên dẫn đầu sản xuất cà phê Robusta nhờ tiến bộ kỹ thuật và chính sách phát triển bền vững.

Brazil đe dọa vị thế 'ông vua' cà phê Robusta của Việt Nam

Sản phẩm nhà Đoàn Di Băng lại bị thu hồi: 'Nữ đại gia' sinh năm 2003 đứng sau nhà sản xuất?

Công ty cổ phần Tập đoàn Y Dược EBC nắm 98,5% vốn Công ty cổ phần Nhà máy y tế EBC Đồng Nai - đơn vị sản xuất sản phẩm chống nắng vừa bị thu hồi. Sản phẩm này được công ty nhà Đoàn Di Băng phân phối.

Sản phẩm nhà Đoàn Di Băng lại bị thu hồi: 'Nữ đại gia' sinh năm 2003 đứng sau nhà sản xuất?

Điện lực miền Nam biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025

Sáng 16-5, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến cấp Tổng công ty giai đoạn 2020-2025.

Điện lực miền Nam biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar