30/07/2022 14:45 GMT+7

Bộ Chính trị: Từ nay đến 2025, mỗi năm cử khoảng 400 cán bộ đi nước ngoài bồi dưỡng bằng ngân sách

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Bộ Chính trị đưa ra mục tiêu từ nay đến năm 2025, mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 400 cán bộ bằng ngân sách nhà nước. Còn từ năm 2026 - 2030, số cán bộ cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 500 người.

Bộ Chính trị: Từ nay đến 2025, mỗi năm cử khoảng 400 cán bộ đi nước ngoài bồi dưỡng bằng ngân sách - Ảnh 1.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tại hội nghị quán triệt nghị quyết hội nghị Trung ương 5 - Ảnh: GIA HÂN

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký ban hành kết luận 39 của Bộ Chính trị về chủ trương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

Theo đó, sau 15 năm thực hiện đề án 165 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đã đạt được kết quả tích cực, hoàn thành mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, bất cập.

Để tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, Bộ Chính trị chủ trương tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước trong giai đoạn mới.

Trong đó thực hiện điểm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài với nội dung, chương trình bồi dưỡng thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm để vừa cập nhật kiến thức, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, vừa nâng cao năng lực và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Đồng thời góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp chuyên nghiệp, có chất lượng cao.

Mục tiêu được Bộ Chính trị đưa ra là giai đoạn từ nay đến năm 2025 mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 400 cán bộ gồm bồi dưỡng trung hạn khoảng 40 cán bộ; bồi dưỡng ngắn hạn 250 cán bộ; bồi dưỡng ngoại ngữ 120 cán bộ.

Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 500 cán bộ, gồm bồi dưỡng trung hạn khoảng 50 cán bộ; bồi dưỡng ngắn hạn khoảng 300 cán bộ; bồi dưỡng ngoại ngữ khoảng 150 cán bộ.

Nội dung bồi dưỡng vào các nhóm chính gồm: tổ chức bộ máy nhà nước, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; chính sách phát triển bền vững, kinh tế, khoa học công nghệ và cách mạng công nghiệp lần thứ 4; xây dựng pháp luật và hoạt động tư pháp; kỹ năng lãnh đạo, quản lý.

Về hình thức, đối tượng bồi dưỡng gồm bồi dưỡng ngắn hạn (khoảng 2 tuần), tổ chức theo đoàn, mỗi đoàn khoảng 15 - 20 cán bộ có vị trí lãnh đạo, quản lý và lĩnh vực công tác tương đồng ở trung ương và địa phương.

Đối tượng bồi dưỡng là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cán bộ lãnh đạo cấp tổng cục, cục, vụ của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương.

Bồi dưỡng trung hạn (khoảng 3 tháng), học trực tiếp bằng ngoại ngữ đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cán bộ lãnh đạo cấp tổng cục, cục, vụ của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương; cán bộ lãnh đạo cấp sở và tương đương trở lên ở địa phương.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ thời gian khoảng 4 tháng trong nước và 4 tháng ở nước ngoài. Đối tượng bồi dưỡng là cán bộ, công chức, viên chức phải thường xuyên sử dụng ngoại ngữ trong công việc.

Bộ Chính trị cũng yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức tổ chức bồi dưỡng thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng nhóm cán bộ khác nhau.

Chương trình bồi dưỡng phải kết hợp giữa học tập và khảo sát thực tế, bổ sung được kiến thức mới, kỹ năng lãnh đạo, quản lý hiện đại, trong đó có làm việc, trao đổi với đảng cầm quyền, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, các tổ chức quần chúng... của các nước sở tại.

Kết hợp linh hoạt phương thức bồi dưỡng trực tiếp với trực tuyến tùy theo điều kiện thực tế.

Cạnh đó rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế về tổ chức, hoạt động, đối tượng, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách, công tác quản lý đề án, quản lý và bảo vệ cán bộ khi bồi dưỡng ở nước ngoài phù hợp giai đoạn mới...

Bộ Chính trị: Bổ sung 65.980 biên chế giáo viên cho các địa phương giai đoạn 2022 - 2026

TTO - Bộ Chính trị quyết định tổng biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026 (không bao gồm biên chế công an, quân đội và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố) đến hết năm 2026 là 2.234.720 biên chế.

THÀNH CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sớm hoàn tất ký kết FTA Việt Nam và Brazil, đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp

Đây là kết quả từ chuyến công tác Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính, góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam tại BRICS mở rộng.

Sớm hoàn tất ký kết FTA Việt Nam và Brazil, đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp

Làm thủ tục hành chính ở Phú Quốc quá tải: Lãnh đạo tỉnh An Giang vào cuộc giải quyết

Sau 7 ngày đi vào hoạt động, Trung tâm phục vụ hành chính công ở đặc khu Phú Quốc có dấu hiệu quá tải khi dân đến làm thủ tục nhiều.

Làm thủ tục hành chính ở Phú Quốc quá tải: Lãnh đạo tỉnh An Giang vào cuộc giải quyết

Đồng Tháp sẽ có cảng biển tiếp nhận tàu 70.000 tấn

Với đường bờ biển dài hơn 32km, tỉnh Đồng Tháp sẽ có cảng biển tiếp nhận tàu 70.000 tấn.

Đồng Tháp sẽ có cảng biển tiếp nhận tàu 70.000 tấn

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Bộ Tài chính báo cáo gì về tổ chuyên gia?

Bộ Tài chính đã có báo cáo làm rõ những nội dung về hồ sơ mời thầu, quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia, năng lực của tổ chuyên gia.

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Bộ Tài chính báo cáo gì về tổ chuyên gia?

Lãnh đạo Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế của thủ đô 'vượt kịch bản'

Sáng 8-7, HĐND TP Hà Nội khóa XVI tổ chức kỳ họp lần thứ 25 để xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

Lãnh đạo Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế của thủ đô 'vượt kịch bản'

Từ vụ bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè, làm sao để không xử phạt kiểu 'bắt cóc bỏ dĩa'?

Đã đến lúc phải quyết liệt chấn chỉnh, trả lại công năng và không gian công cộng vỉa hè.

Từ vụ bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè, làm sao để không xử phạt kiểu 'bắt cóc bỏ dĩa'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar