25/05/2024 20:07 GMT+7

Bộ Chính trị: Phát triển trục sông Hồng để dòng sông thành biểu tượng mới của Hà Nội

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký ban hành kết luận của Bộ Chính trị về quy hoạch Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065.

Du khách đi qua cầu Thê Húc để vào đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm) tham quan - Ảnh: NAM TRẦN

Du khách đi qua cầu Thê Húc để vào đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm) tham quan - Ảnh: NAM TRẦN

Cụ thể, sau khi xem xét tờ trình, báo cáo của Thành ủy Hà Nội về hai nội dung trên, Bộ Chính trị cơ bản thống nhất với các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và nội dung chủ yếu của các quy hoạch.

Nghiên cứu cẩn trọng đường sắt cao tốc Bắc - Nam qua trung tâm Hà Nội

Đoàn tàu metro Cát Linh - Hà Đông đưa vào hoạt động góp phần giảm tải cho giao thông đường bộ thủ đô - Ảnh: NAM TRẦN

Đoàn tàu metro Cát Linh - Hà Đông đưa vào hoạt động góp phần giảm tải cho giao thông đường bộ thủ đô - Ảnh: NAM TRẦN

Tuy nhiên, Bộ Chính trị lưu ý quy hoạch thủ đô phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược; bám sát, cụ thể hóa nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có liên quan.

Đồng thời thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia.

"Xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lõi trong chiến lược xây dựng và phát triển thủ đô", kết luận Bộ Chính trị nêu rõ.

Bộ Chính trị cũng lưu ý Hà Nội cần nghiên cứu dự báo, tính toán kỹ lưỡng vấn đề dân số, phù hợp với tốc độ đô thị hóa và phát triển của thủ đô trong từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, tập trung xây dựng kế hoạch và chương trình phát triển đô thị theo mô thức đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, vùng đô thị...

"Thống nhất về sự cần thiết bổ sung chức năng lưỡng dụng cho các sân bay quân sự Gia Lâm, Hòa Lạc, đồng thời nghiên cứu thành lập sân bay thứ hai.

Tuy nhiên cần nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng về sự phù hợp, các tác động đến kinh tế - xã hội của thủ đô và các địa phương lân cận để xác định địa điểm đặt sân bay thứ hai, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển của thủ đô và khu vực Đồng bằng sông Hồng" - Bộ Chính trị lưu ý.

Riêng việc đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi xuyên tâm qua khu trung tâm Hà Nội, qua ga Hà Nội theo đề xuất của Ban cán sự đảng Chính phủ, Bộ Chính trị đề nghị Hà Nội nghiên cứu cẩn trọng, đánh giá tính khả thi, hiệu quả cũng như sự phù hợp, đồng bộ với quy hoạch mạng lưới đường sắt.

Nghiên cứu kinh tế đêm

Tại khu vực nội đô lịch sử, Bộ Chính trị đề nghị Hà Nội quan tâm cải tạo, chỉnh trang đô thị trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát triển, đặc biệt là khu vực phố cổ.

"Nghiên cứu, phát triển các mô hình kinh tế đêm đặc thù đối với từng khu vực, xây dựng TP Hà Nội trở thành điểm đến an toàn, sôi động, hấp dẫn, đặc sắc có thương hiệu về kinh tế đêm, đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách, có năng lực cạnh tranh cao hơn so với các điểm đến khác trong nước và quốc tế.

Bộ Chính trị định hướng Hà Nội phát triển trục sông Hồng, biến con sông này thành biểu tượng mới của TP - Ảnh: NAM TRẦN

Bộ Chính trị định hướng Hà Nội phát triển trục sông Hồng, biến con sông này thành biểu tượng mới của TP - Ảnh: NAM TRẦN

Chú trọng hơn nữa việc khai thác lợi thế sông, hồ của Hà Nội, nhất là tiềm năng hồ Tây, sông Hồng, sông Đuống, sông Tô Lịch. Xác định khu vực dự trữ phát triển cho thế hệ tương lai" - Bộ Chính trị kết luận.

Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng định hướng Hà Nội phát triển trục sông Hồng, biến con sông này thành biểu tượng mới của TP.

Xử lý dứt điểm vấn đề ngập úng

Ngập úng ở Hà Nội những năm qua đang trở nên tồi tệ - Ảnh: PHẠM TUẤN

Ngập úng ở Hà Nội những năm qua đang trở nên tồi tệ - Ảnh: PHẠM TUẤN

Về vấn đề môi trường, Bộ Chính trị yêu cầu Hà Nội xử lý ô nhiễm môi trường các sông, hồ, không khí...; quy hoạch các khu xử lý rác thải, chất thải rắn bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả là yêu cầu cấp bách, cần tập trung, ưu tiên thực hiện.

"Phấn đấu trước năm 2035 hoàn thành xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị và các đường vành đai, các nút giao thông cửa ngõ, hệ thống cầu qua sông Hồng để mở rộng không gian phát triển, tăng cường khả năng kết nối, giảm ùn tắc giao thông...

Đồng thời giải quyết căn bản vấn đề về nước sạch, xử lý nước thải, xử lý dứt điểm vấn đề úng, ngập" - Bộ Chính trị kết luận.

Hà Nội thông qua đồ án quy hoạch thủ đô: Làm sống lại sông Tô Lịch

Sáng 29-3, tại kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết về quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất nguồn vốn để thực hiện đường cao tốc Đà Lạt - Nha Trang trong giai đoạn 2026 - 2030.

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong

Chiếc xe tải bất ngờ tông vào nhà dân ở thôn Tân Thành (xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) khiến bé gái 1 tuổi qua đời, chị của bé bị thương.

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong

Cần Thơ triển khai nội dung kết luận Thanh tra Chính phủ liên quan đến sai phạm đất đai

Việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra liên quan đến sai phạm đất đai hoàn thành chậm nhất trong tháng 6-2025.

Cần Thơ triển khai nội dung kết luận Thanh tra Chính phủ liên quan đến sai phạm đất đai

Tìm thấy thi thể tài xế lái máy múc bị nước cuốn mất tích ở Bình Dương

Chiều 11-5, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng cứu hộ, cứu nạn Công an tỉnh Bình Dương đã tìm thấy ông Võ Văn P. (36 tuổi, quê Long An), tài xế lái máy múc bị nước cuốn trôi sau cơn mưa lớn.

Tìm thấy thi thể tài xế lái máy múc bị nước cuốn mất tích ở Bình Dương

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum

Máy bay trượt khỏi đường băng, sụt lún đường, tràn dầu... Bộ Xây dựng yêu cầu bảo đảm an toàn

Sau các vụ sụt đường ở Tây Ninh, máy bay trượt khỏi đường băng Tân Sơn Nhất…, bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành công điện đề nghị tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên lĩnh vực.

Máy bay trượt khỏi đường băng, sụt lún đường, tràn dầu... Bộ Xây dựng yêu cầu bảo đảm an toàn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar