10/10/2017 10:23 GMT+7

Bịt kẽ hở thâu tóm 'đất vàng' giá rẻ trong cổ phần hóa

LÊ THANH - TIẾN LONG - NGỌC DIỆP
LÊ THANH - TIẾN LONG - NGỌC DIỆP

TTO - Không thể cậy có tiền mà cổ đông nghiễm nhiên trở thành nhà đầu tư chiến lược để hô phong hoán vũ biến mảnh đất của một hãng phim trở thành cao ốc. Nhưng quy định mới liệu đã đủ mạnh để bịt được các kẽ hở thâu tóm đất vàng?

Bịt kẽ hở thâu tóm đất vàng giá rẻ trong cổ phần hóa - Ảnh 1.

Dự án cao ốc thương mại dịch vụ và căn hộ số 504 Nguyễn Tất Thành (Q.4, TP.HCM) là một trong 60 dự án được Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ thanh tra - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Vấn đề cần phê phán chủ yếu là quản lý đất đai lỏng lẻo, là miếng đất màu mỡ cho sân trước sân sau, thất thoát tài sản nằm ở đấy

Ông NGUYỄN ĐÌNH CUNG (viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương)

Bộ Tài chính vừa công bố một số nội dung dự thảo nghị định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trong đó buộc nhà đầu tư cam kết duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp trong ít nhất 3 năm.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, cho biết hiện Bộ Tài chính đang soạn thảo Dự thảo Nghị định sửa đổi một số quy định về việc này. 

Liệu quy định này có chặn được việc nhà đầu tư lợi dụng kẽ hở của luật để thâu tóm "đất vàng" với giá rẻ không?

Cam kết bằng văn bản

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Bộ này vẫn đề xuất tiếp tục hướng dẫn xác định giá đất cụ thể (thuê và giao) theo Luật đất đai năm 2013. 

Theo đó, căn cứ giá đất cụ thể do tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao và cho thuê công bố, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm tính vào giá trị doanh nghiệp và nộp ngân sách nhà nước.

Đặc biệt để tránh việc doanh nghiệp "ôm" lại toàn bộ diện tích đất đang quản lý, phương án sử dụng đất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quyết định của Thủ tướng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương trước khi tổ chức thực hiện xác định giá trị của doanh nghiệp.

Về việc xử lý những vướng mắc trong cổ phần hóa, ngăn chặn thất thoát "đất vàng", ông Đặng Quyết Tiến cho biết Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Dự thảo về cổ phần hóa doanh nghiệp. 

Điểm mới nhất là nhà đầu tư chiến lược phải có cam kết bằng văn bản là tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ít nhất 3 năm. Ngoài ra, nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong 3 năm...

Bịt kẽ hở thâu tóm đất vàng giá rẻ trong cổ phần hóa - Ảnh 3.

Dự án Garden Gate Residence (tên cũ là Skyway Tower) tại số 8 Hoàng Minh Giám, quận Phú Nhuận, TP.HCM là một trong 60 dự án được Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ thanh tra - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Có giải quyết gốc rễ?

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng quy định buộc nhà đầu tư đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược phải cam kết tiếp tục ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ít nhất 3 năm không giải quyết gốc rễ vấn đề bất cập đất đai khi cổ phần hóa doanh nghiệp.

Ông Phạm Đình Soạn - chuyên gia về tài chính doanh nghiệp - cho rằng với những ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm giữ, nhà đầu tư vào sẽ chủ động với kế hoạch kinh doanh của họ. Không thể dùng mệnh lệnh hành chính nhà nước mà áp đặt lên thị trường.

Mặt khác, đối với những lĩnh vực đặc thù như điện ảnh chẳng hạn, nếu Nhà nước cần phát triển một hãng phim quốc gia thì Nhà nước cũng phải nắm giữ một tỉ lệ vốn đủ để quyết định đến chiến lược phát triển doanh nghiệp. 

Còn nếu sau 3 năm, một doanh nghiệp rất nhiều tiền không có liên quan đến điện ảnh mà bắt họ phải làm phim thì rất khó phát triển doanh nghiệp. Và hàng nghìn mét vuông "đất vàng" sử dụng lãng phí, không hiệu quả cũng là thất thoát rất lớn cho ngân sách.

Ông Nguyễn Quang Đồng - chuyên gia chính sách công độc lập - cho rằng việc yêu cầu doanh nghiệp mua cổ phần duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ít nhất 3 năm không những không ngăn được doanh nghiệp thâu tóm "đất vàng" mà còn có thể khiến những nhà đầu tư chân chính e ngại. 

Lý do là doanh nghiệp cùng ngành nghề với doanh nghiệp cổ phần hóa khó đủ tiềm lực để mua cổ phần (bao gồm đất nếu định giá thực). 

Còn đã là nhà đầu tư "nhăm nhe" mua cái vỏ doanh nghiệp để lấy đất, họ chắc chắn không phải là những người kinh doanh cùng lĩnh vực doanh nghiệp cổ phần hóa.

Bịt kẽ hở thâu tóm đất vàng giá rẻ trong cổ phần hóa - Ảnh 4.

Đường đi khiến "đất vàng" bị thâu tóm với giá rẻ (trái) và cách chặn việc thất thu (phải) - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Không thể "cậy" có tiền

Theo nhiều chuyên gia, cần phải thu hút nhà đầu tư chiến lược một cách thực sự chứ không như thời gian qua, quá nhiều cổ đông cứ "cậy" có tiền là nghiễm nhiên trở thành nhà đầu tư chiến lược dù không biết tí nào về ngành nghề mà mình làm chủ. Sau vài ba năm, doanh nghiệp sau cổ phần hóa làm ăn èo uột, doanh nghiệp lấy đất thuê cho thuê lại cất túi hàng trăm tỉ đồng.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cho rằng không phải ai có tiền cũng trở thành cổ đông chiến lược. 

"Cái cần của cổ đông chiến lược không phải chỉ là vốn mà là phần mềm, năng lực để phát triển doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Đó mới là quan trọng. Như câu chuyện ở Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS), một anh chuyên về đường thủy lại rót vốn vào hãng phim thì rất khó coi đây là cổ đông chiến lược", ông Cung nói.

"Hiện đất VFS được cho thuê sử dụng để làm phim. Trường hợp đất được sử dụng vào mục đích khác phải được cơ quan quản lý nhà nước về đất cho phép và khi đó đất phải được định giá lại. 

Có lẽ đây là chỗ mà nhiều người cho rằng VFS hấp dẫn nhà đầu tư và nếu nhà đầu tư chỉ nhìn nhận như thế này không phải nhà đầu tư nghiêm túc. Vấn đề cần phê phán ở đây chủ yếu là quản lý đất đai lỏng lẻo, là miếng đất màu mỡ cho sân trước sân sau, thất thoát tài sản nằm ở đấy", ông Cung nhận định.

Ông NGUYỄN QUANG ĐỒNG

(chuyên gia chính sách công độc lập): Xử lý theo nguồn gốc đất

2

Để ngăn chặn thâu tóm "đất vàng" với giá rẻ bèo, Nhà nước cần phân biệt 3 loại nguồn gốc đất của doanh nghiệp đang muốn cổ phần hóa để có hướng xử lý phù hợp.

Thứ nhất, nếu là đất Nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước mà không sử dụng hết, sử dụng sai mục đích thì phải trả về lại quỹ đất của địa phương, từ đó địa phương đấu giá công khai và thu tiền về ngân sách. Đất doanh nghiệp hiện đang thuê của Nhà nước cũng cần được trả lại quỹ đất chứ không thể đưa đất đang được thuê vào tài sản tính để cổ phần hóa.

Thứ hai, nếu phần đất phát sinh ngoài đất Nhà nước giao, tức là phần đất doanh nghiệp mua thêm, mở rộng ra được từ quá trình kinh doanh của mình, đất đó mới được phép tính vào giá trị doanh nghiệp cổ

phần hóa.

Cuối cùng, nếu đất được Nhà nước giao và doanh nghiệp đã phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà xưởng...) trên đất, phần đất này có thể tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, nhưng cần định giá bởi một tổ chức định giá độc lập. Khi giải quyết được vấn đề đất đai, tài sản nhà nước không bị thất thoát, thì những việc về sau là của doanh nghiệp.

LÊ THANH - TIẾN LONG - NGỌC DIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dự án ‘đứng hình’ 6 năm: Chủ tịch UBND TP.HCM giao hạn chót gỡ vướng

Liên quan đến dự án ‘đứng hình’ suốt 6 năm mà Tuổi Trẻ Online đã phản ánh, đích thân Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chủ trì cuộc họp gỡ vướng và giao thời hạn để giải quyết các thủ tục ngay trong tháng 7 này.

Dự án ‘đứng hình’ 6 năm: Chủ tịch UBND TP.HCM giao hạn chót gỡ vướng

Giá vàng tăng vọt, tiến sát 121 triệu đồng/lượng

Sau nhiều ngày liên tục đi xuống, giá vàng thế giới hôm nay 1-7 tăng vọt, kéo giá vàng miếng SJC lên cao nhất trong vòng hơn 1 tháng qua.

Giá vàng tăng vọt, tiến sát 121 triệu đồng/lượng

Ông Đoàn Minh Dũng làm tân trưởng Thuế TP.HCM

Chi cục Thuế khu vực II chính thức đổi tên thành Thuế TP.HCM. Cùng với việc đổi tên, cơ quan thuế cũng thay đổi cách gọi chức danh lãnh đạo.

Ông Đoàn Minh Dũng làm tân trưởng Thuế TP.HCM

Chiết khấu từ 100-2.500 đồng, Bộ Công Thương nói doanh nghiệp xăng dầu chấp nhận quy luật thị trường

Các đại lý và cửa hàng bán lẻ xăng dầu khi tham gia kinh doanh trên thị trường cần phải chấp nhận quy luật của thị trường, chịu sự điều tiết của thị trường.

Chiết khấu từ 100-2.500 đồng, Bộ Công Thương nói doanh nghiệp xăng dầu chấp nhận quy luật thị trường

Đại gia Xuân Thiện lộ diện ở một công ty chứng khoán

Chứng khoán Sen Vàng hiện có cổ đông lớn là Công ty An Khang, thành viên Tập đoàn Xuân Thiện. Với sự hậu thuẫn từ 'đại gia', công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn lên 20.000 tỉ đồng để vươn vào top 3 thị trường...

Đại gia Xuân Thiện lộ diện ở một công ty chứng khoán

Bán hàng qua livestream: Chốt đơn từ bó rau vài ngàn đến siêu xe tiền tỉ

Bán hàng qua livestream trên các nền tảng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy doanh số của hàng bình dân đến xa xỉ. Không chỉ tiểu thương, người có tầm ảnh hưởng, thị trường này còn có sự tham gia của sinh viên.

Bán hàng qua livestream: Chốt đơn từ bó rau vài ngàn đến siêu xe tiền tỉ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar