09/06/2013 10:39 GMT+7

Bịt các lỗ hổng lãng phí

NGUYÊN LÂM
NGUYÊN LÂM

TT - Nếu nhìn vào chương trình kỳ họp Quốc hội, có thể nhận thấy thật ra phòng chống lãng phí sẽ hoàn toàn khả thi nếu biết cách bịt các lỗ hổng không cho lãng phí, giống như không cho nước chảy tràn lan vậy.

Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nước không ban hành Luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng tại các luật chuyên ngành đều quy định các cơ chế, biện pháp cụ thể nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí ngân sách nhà nước, vốn, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động, tài nguyên...

Chẳng hạn, phiên thảo luận về sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006-2012 đã cho thấy những lỗ hổng đó nằm ở đâu, ai tạo ra chúng, bịt như thế nào, ai bịt. Việc phân bổ ngân sách, thực hiện ngân sách, quyết toán ngân sách, các luật thuế, Luật đấu thầu, Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư... nếu được thiết kế chặt chẽ, thực hiện nghiêm ngặt thì sẽ chặn được các nguồn gây lãng phí, tạo những cơ chế để phát hiện lãng phí, xử lý cá nhân gây lãng phí. Ví dụ, cần kiểm soát ngay từ khâu quy hoạch, quyết định chủ trương đầu tư, phân bổ ngân sách đảm bảo tập trung, không dàn trải.

Hoặc như Hiến pháp có liên quan đến phòng chống lãng phí không? Thưa, có đấy. Đó là các quy định trong Hiến pháp về tài chính công, ngân sách nhà nước, giám sát của Quốc hội về tài chính - ngân sách. Chẳng hạn như quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp “Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán và do luật định” đã ràng buộc chặt chẽ hơn, nhằm không để tình trạng có những khoản thu, chi nằm ngoài dự toán ngân sách nhà nước, tức là nằm ngoài vòng giám sát của Quốc hội.

Chỉ điểm qua vài ví dụ cũng đã thấy, nói cho cùng, dù lãng phí gì thì cũng quy về tiền ngân sách nhà nước. Vì vậy, xem ở đâu có tiền thì có nguy cơ lãng phí, tiền càng nhiều thì nguy cơ lãng phí càng cao, càng phải chú ý tập trung soi cho kỹ. Mà như vậy thì vai trò, trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội lại càng lớn. Như một đại biểu Quốc hội phát biểu, ít nhất cũng chỉ ra bộ, ngành nào, ông chủ tịch UBND nào lãng phí; hoặc như đại biểu khác yêu cầu cần nêu bao nhiêu trăm tỉ đồng, bao nhiêu ngàn tỉ đồng bị lãng phí... Còn nhiều nhất, lãng phí phải là một yếu tố để xem xét trách nhiệm chính trị trước Quốc hội hoặc HĐND tùy theo cấp độ, ví dụ như giải trình, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm...

NGUYÊN LÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn: Thợ lặn tìm kiếm 2 cháu mất tích

Thợ lặn được triển khai tìm kiếm 2 cháu mất tích trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh.

Vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn: Thợ lặn tìm kiếm 2 cháu mất tích

Người đàn ông nhảy cầu vượt xuống đường cao tốc, nhiều ô tô cán qua

Anh T. nhảy từ trên cầu vượt xuống đường cao tốc, bị nhiều ô tô cán qua người, thiệt mạng tại chỗ.

Người đàn ông nhảy cầu vượt xuống đường cao tốc, nhiều ô tô cán qua

Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 29m² năm 2024

Diện tích nhà ở bình quân đầu người liên tục tăng trong giai đoạn 2014-2024, đạt 29m² vào năm 2024.

Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 29m² năm 2024

Cận cảnh cầu vòm thép rất đẹp nối đôi bờ sông Trà Khúc

Cầu có kiến trúc vòm thép đầu tiên tại Quảng Ngãi bắc qua sông Trà Khúc sẽ hoàn thành trong tháng 6. Đây được xem là biểu tượng kiến trúc mới ở phía tây thành phố Quảng Ngãi.

Cận cảnh cầu vòm thép rất đẹp nối đôi bờ sông Trà Khúc

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Cơ quan chức năng đã tìm thấy học sinh thứ 5 trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, học sinh này được xác định đã chết.

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

Chiều 21-5, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương khi tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp. Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì buổi làm việc.

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar