06/09/2023 12:20 GMT+7

Bình Thuận làm hồ chứa nước trên 600ha đất rừng, cơ quan thẩm tra của Quốc hội nói gì?

Theo phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, quy trình thẩm tra dự án hồ chứa nước Ka Pét được thực hiện rất chặt chẽ, đúng quy định pháp luật.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy - Ảnh: GIA HÂN

Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 6-9, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy đã trao đổi với Tuổi Trẻ Online xung quanh thẩm tra chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét, Bình Thuận.

Chính phủ phải chịu trách nhiệm về số liệu, tính chính xác

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy, chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (tháng 5-2019).

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Chính phủ trình tờ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án này. Trong các nội dung điều chỉnh, diện tích sử dụng đất của dự án lên gần 698ha (tăng gần 4,5ha so với phê duyệt ban đầu).

Trong đó, đất có rừng khoảng 620ha (giảm 60,83ha) gồm đất rừng đặc dụng là 137,95ha (giảm 24,6ha), đất rừng phòng hộ là 0,51ha (giảm 0,4ha), đất rừng sản xuất là 440,4ha (giảm 30,69ha), đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72ha (giảm 5,13ha).

Về quy trình thẩm tra dự án, bà Thủy nói được thực hiện rất chặt chẽ, đúng quy định pháp luật.

Với dự án hồ Ka Pét là dự án nhỏ, thuộc nhóm B nhưng do có tiêu chí chuyển đổi diện tích rừng nên theo quy định pháp luật thì Quốc hội phải cho chủ trương đầu tư. Đồng thời, Chính phủ phải trình hồ sơ chứ không phải UBND tỉnh Bình Thuận.

Để trình hồ sơ, Chính phủ đã chuẩn bị rất kỹ càng trước khi trình, trong đó đảm bảo tính chính xác của số liệu, đầy đủ thành phần hồ sơ, các bước thẩm tra để trình hồ sơ.

"Chính phủ đã làm rất kỹ các bước này và có hội đồng thẩm định chặt chẽ. Với địa phương cũng đã thuê các đơn vị nghiên cứu có chuyên môn để khảo sát, đánh giá và việc thống kê rừng cũng phải theo các phương pháp, quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Chúng tôi không nói tính chính xác đến đâu bởi không phải là người kiểm chứng hay không chịu trách nhiệm về các số liệu đó. Tuy nhiên, về phương pháp Chính phủ thực hiện thấy đảm bảo các yêu cầu của luật định và chúng tôi thẩm tra trên đó", bà Thủy nói.

Bà Thủy cho biết thêm, suốt quá trình phê duyệt dự án từ năm 2019 đến trước khi báo chí phản ánh vừa qua không nhận được bất cứ ý kiến nào của cử tri hay dư luận liên quan đến diện tích đất rừng của dự án nên cảm thấy "hơi bất ngờ".

Do đó, ngay sau khi dư luận, báo chí phản ánh, ủy ban đã yêu cầu các cơ quan báo cáo. Đồng thời, chắc chắn sẽ có buổi khảo sát thực tế.

"Thậm chí nếu cần thiết sẽ thuê các phương tiện theo dõi diện tích rừng, chất lượng rừng trong đó để kiểm chứng lại. Nhưng về nguyên tắc Quốc hội không chịu trách nhiệm về vấn đề này mà chỉ giám sát, thẩm tra trên hồ sơ, số liệu Chính phủ trình. Chính phủ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này", bà Thủy nêu.

Việc xây dựng hồ chứa nước Ka Pét là rất cần thiết, quan trọng

Bà Thủy cho biết thêm không có điều kiện đi thực tế trên 600ha rừng đó nhưng đã cùng một số nhà khoa học đi khảo sát một điểm của khu vực xây dựng dự án hồ.

Qua đó cũng nắm được tình hình, hiện trạng như Chính phủ trình. Song về chất lượng rừng cụ thể ở toàn bộ khu vực đó ra sao thì Chính phủ phải chịu trách nhiệm.

Về sự cần thiết xây dựng hồ chứa nước Ka Pét, bà Thủy cho hay đây là vùng khô hạn nhất nhì của cả nước. Mùa mưa nước ồ ạt nhưng chảy thẳng xuống biển, không có chỗ chứa lại. Mùa khô thì thiếu nước và một năm chỉ sản xuất được vài tháng.

Thêm đó, nếu dùng các giải pháp khác ở đây sẽ rất khó do nguồn nước ngầm không có.

"Như vậy, việc xây dựng hồ chứa nước Ka Pét là rất cần thiết, quan trọng. Ngoài việc giữ được nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, còn điều tiết nước, cắt giảm lũ cho hạ du.

Bên cạnh đó còn phục vụ cho sản xuất công nghiệp khi gần đó có khu công nghiệp. Khi có nước mới giúp phát triển công nghiệp, từ đó giúp phát triển kinh tế - xã hội...", bà Thủy nói thêm.

Trước các ý kiến lo ngại việc đổi rừng lấy hồ chứa nước, bà Thủy cho rằng cũng rất tiếc khi phải phá bỏ rừng bởi mất rất nhiều thời gian mới có thể hình thành. Song trong vấn đề này tùy thuộc vào quan điểm, góc nhìn mỗi người.

Nếu nhìn về khía cạnh bảo vệ môi trường sẽ thấy rừng quan trọng hơn nhưng nhìn ở khía cạnh kinh tế, thiếu nước của người dân sẽ thấy hồ quan trọng hơn.

"Mỗi cái đều có lợi hại, ưu nhược điểm nhưng việc chọn phải cân nhắc rất kỹ và đưa ra nhiều phương án. Trong đó, cần chọn phương án nào tối ưu nhất, hạn chế thấp nhất mất diện tích rừng hay sử dụng rừng tốt, nguyên sinh.

Với dự án này, Chính phủ chọn phương án tối ưu và yêu cầu trồng rừng thay thế, gấp 3 lần diện tích rừng sử dụng (hơn 1.800ha).

Như vậy, khi lựa chọn được cây trồng phù hợp sẽ đảm bảo giảm thiệt hại tối thiểu rừng nguyên sinh. Đồng thời, vẫn đảm bảo mật độ che phủ rừng của tỉnh và có thể tăng lên. Do đó, có thể tạm chấp nhận nếu thực sự đúng như số liệu Chính phủ trình Quốc hội", bà Thủy nêu thêm.

Bình Thuận kiểm tra thực địa khu vực rừng làm dự án hồ chứa nước Ka Pét

Sáng 6-9, đoàn công tác của tỉnh Bình Thuận đang kiểm tra thực địa khu vực rừng được phê duyệt làm dự án hồ chứa nước Ka Pét.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai thúc đẩy sớm khởi công đường băng số 2 sân bay Phù Cát, cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai mới nói sẽ sớm khởi công các dự án, công trình trọng điểm.

Gia Lai thúc đẩy sớm khởi công đường băng số 2 sân bay Phù Cát, cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Cuộc gọi cuối cùng của nạn nhân vụ cháy tại cư xá Độc Lập

'Chị Hai gọi điện kêu cứu nhà chị cháy rồi Út ơi...', chị Đỗ Trần Nguyệt Ánh thuật lại lời chị ruột gọi điện cầu cứu khi xảy ra cháy tại cư xá Độc Lập.

Cuộc gọi cuối cùng của nạn nhân vụ cháy tại cư xá Độc Lập

Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai có thay đổi cần lưu ý nào từ 1-7?

Một số điểm mới, thay đổi nổi bật trong thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai từ ngày 1-7-2025.

Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai có thay đổi cần lưu ý nào từ 1-7?

Công an TP.HCM điều tra nguyên nhân vụ cháy tại cư xá Độc Lập

Cổng thông tin điện tử Công an TP.HCM đã thông tin về vụ cháy xảy ra tại cư xá Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa, TP.HCM vào đêm 6-7.

Công an TP.HCM điều tra nguyên nhân vụ cháy tại cư xá Độc Lập

Thủ tướng Malaysia đề xuất cơ chế hợp tác đánh bắt cá với Việt Nam

Đề xuất được Thủ tướng Malaysia nêu trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil.

Thủ tướng Malaysia đề xuất cơ chế hợp tác đánh bắt cá với Việt Nam

TP.HCM đưa nhân sự chi nhánh đất đai về 168 phường, xã hướng dẫn cấp sổ đỏ cho dân

168 nhân sự các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai của TP.HCM được cử đến tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ tại 168 UBND cấp xã.

TP.HCM đưa nhân sự chi nhánh đất đai về 168 phường, xã hướng dẫn cấp sổ đỏ cho dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar