13/12/2023 17:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bình Dương chuyển nhượng khu đất hơn 5.000 tỉ đồng cho doanh nghiệp Singapore

Khu đất 18,9ha là dự án khu đô thị được chuyển nhượng cho doanh nghiệp Singapore thuộc một phần thành phố mới Bình Dương, gần trung tâm hành chính tỉnh đã được phê duyệt theo quy hoạch.

Dự án 18,9ha nằm trên đường vào trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương vừa được chuyển nhượng cho doanh nghiệp Singapore (trong khoanh màu đỏ), đã được đầu tư một số hạ tầng và nhà mẫu. Đối diện là các tòa nhà chung cư của nhà đầu tư Nhật Bản đã hoạt động - Ảnh: B.S.

Dự án 18,9ha nằm trên đường vào trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương vừa được chuyển nhượng cho doanh nghiệp Singapore (trong khoanh màu đỏ), đã được đầu tư một số hạ tầng và nhà mẫu. Đối diện là các tòa nhà chung cư của nhà đầu tư Nhật Bản đã hoạt động - Ảnh: B.S.

Ngày 13-12, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết đã có quyết định về việc chuyển nhượng toàn bộ dự án khu đô thị mới quy mô 18,9ha tại thành phố mới Bình Dương của Tổng công ty Becamex IDC (vốn chi phối thuộc UBND tỉnh) cho doanh nghiệp Singapore.

Đối tác nhận chuyển nhượng dự án là Công ty TNHH Sycamore, thuộc Tập đoàn CapitaLand, một trong những tập đoàn bất động sản lớn của châu Á, có trụ sở chính tại Singapore. Gần đây, Tổng công ty Becamex IDC cũng đã công bố thông tin trên báo chí về bất động sản đưa vào kinh doanh liên quan khu đất nói trên.

Thông tin chuyển nhượng dự án 18,9ha sau khi được công bố đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Trên thực tế, việc hợp tác đã được công bố từ nhiều năm trước và đây cũng không phải dự án đầu tiên tại thành phố mới Bình Dương có sự tham gia của đối tác nước ngoài.

Trước đó, từ tháng 12-2021, lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Dương đã chứng kiến ghi nhớ hợp tác phát triển thành phố mới Bình Dương giữa Tập đoàn CapitaLand (Singapore) và Tổng công ty Becamex IDC.

Theo thông tin được chủ đầu tư công bố chính thức, dự án 18,9ha có tên gọi là khu đô thị - nhà ở phức hợp Tân Thành Bình Dương, gồm các lô từ B8 đến B15 thuộc thành phố mới Bình Dương. 

Vị trí khu đất nằm trên trục đường nối vào trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, kế bên công viên trung tâm thành phố mới. Quy mô dân số dự kiến của khu đô thị, nhà ở là 12.500 người, tổng mức đầu tư trên 13.645 tỉ đồng. 

Tuy nhiên, giá trị chuyển nhượng khu đất 18,9ha chỉ hơn 242 triệu USD (tương đương hơn 5.000 tỉ đồng, tỉ giá quy đổi theo thời điểm ký kết hợp đồng).

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, hiện trạng khu đất 18,9ha đã được đầu tư một số hạ tầng, xây dựng nhà mẫu. Đối diện khu đất là các tòa chung cư, siêu thị do Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) đầu tư đã đi vào hoạt động.

Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) có mặt tại thành phố mới Bình Dương từ năm 2012, với tổng diện tích tham gia đầu tư khoảng 110ha. 

Sau hơn 10 năm, Tập đoàn Tokyu đã hoàn thành nhiều dự án, trong đó đầu tư cả các tuyến "xe buýt xanh" theo phong cách Nhật Bản đã tạo nên sự thay đổi diện mạo đáng kể cho thành phố mới Bình Dương.

Vì sao gọi là "thành phố mới Bình Dương"?

Từ năm 2004, Bình Dương bắt đầu triển khai dự án khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Bình Dương quy mô lên tới 4.196ha, bao gồm một khu đô thị khoảng 1.000ha (thường được gọi là "thành phố mới Bình Dương") và các khu công nghiệp thứ cấp như VSIP 2, Đồng An 2, Sóng Thần 3, Đại Đăng, Phú Tân...

Đây là dự án quy mô lớn nhằm tạo không gian phát triển mới cho Bình Dương.

Thành phố mới Bình Dương chỉ là tên thường gọi, còn theo địa phận hành chính thì thuộc các phường Hòa Phú, Phú Tân... của thành phố Thủ Dầu Một. Từ tháng 2-2014, trung tâm hành chính tập trung của tỉnh Bình Dương cũng đã được di dời về thành phố mới.

Trong 1.000ha thành phố mới Bình Dương, chủ đầu tư Tổng công ty Becamex IDC đầu tư các "công trình tạo lực" như đường sá, trường đại học, trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế...

Còn việc phát triển các dự án bất động sản tại thành phố mới được kêu gọi thêm sự tham gia của các nhà đầu tư khác. Trong đó có các dự án của Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) và Tập đoàn CapitaLand (Singapore) nói trên.

Cần hơn 86.000 tỉ đồng kéo dài tuyến metro số 1 kết nối Bình Dương và Đồng Nai

Theo báo cáo của đơn vị tư vấn, phương án kéo dài tuyến metro số 1 kết nối Bình Dương và Đồng Nai sơ bộ cần 86.150 tỉ đồng (hơn 3,6 tỉ USD) từ nguồn vốn đầu tư công.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

The Infinity - Căn hộ vườn treo ba ban công trong kỷ nguyên sống khỏe

The Infinity theo đuổi xu hướng kiến trúc “wellness”, tạo lập không gian sống đề cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, gắn kết con người với thiên nhiên giữa lòng đô thị hiện đại.

The Infinity - Căn hộ vườn treo ba ban công trong kỷ nguyên sống khỏe

Bất động sản Đồng Nai hưởng lợi trực tiếp nhờ bùng nổ vốn FDI

Trong những tháng đầu năm 2025, Đồng Nai đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 10 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký lên đến 258,3 triệu USD, 16 dự án FDI tăng tổng vốn 485,4 triệu USD.

Bất động sản Đồng Nai hưởng lợi trực tiếp nhờ bùng nổ vốn FDI

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao UBND huyện Đông Anh chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin 'Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân' mà báo Tuổi Trẻ phản ánh.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Đề nghị điều chỉnh đối tượng thụ hưởng dự án tái định cư hơn 70 tỉ bỏ hoang

UBND huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) cho biết đang kiến nghị tỉnh xem xét điều chỉnh đối tượng thụ hưởng dự án tái định cư, định canh cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ea Yiêng để phù hợp thực tế hiện nay.

Đề nghị điều chỉnh đối tượng thụ hưởng dự án tái định cư hơn 70 tỉ bỏ hoang

Sống trong vùng dự án cảng nước sâu, dân cắn răng xây nhà trái phép vì chưa biết ngày di dời

Hàng chục hộ dân ở xã Hải An bức xúc về nhà ở nên buộc phải xây dựng nhà trái phép, chấp nhận nguy cơ không được đền bù.

Sống trong vùng dự án cảng nước sâu, dân cắn răng xây nhà trái phép vì chưa biết ngày di dời

Loạt công trình săn view trên đất lúa, nông nghiệp: Chính quyền lên kế hoạch cưỡng chế

Lãnh đạo UBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết đang lên kế hoạch xử lý hàng loạt công trình săn view trên đất lúa, nông nghiệp mà Tuổi Trẻ Online phản ánh.

Loạt công trình săn view trên đất lúa, nông nghiệp: Chính quyền lên kế hoạch cưỡng chế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar